Bàn Tử căn bản không nghe thấy gì, mắt dán lên bức thạch điêu kia, đèn pin lia qua lia lại trên bề mặt nó. Dưới ánh sáng của đèn tôi thấy hiện ra rất nhiều chi tiết, thạch điêu như được làm từ 1 khối đá hoàn chỉnh, rất nhiều chỗ đã bị rạn nứt. Nó còn được bao phủ bởi một lớp rêu xanh nên nhìn càng thêm quỷ dị xấu xí, tới gần thì không nhìn ra một hình thù gì.
Nhìn vài lần, Bàn Tử liền đem ngọn đèn chiếu xuống nước, toàn bộ phần ngoi lên mặt nước của tượng đá được bao quanh bởi hai bên tán cây long não đại thụ, trong nước chỉ thấy toàn bộ phần thân thạch điêu bị quấn chằng chịt rễ cây. Có thể đoán được là mực nước ở đây khá sâu. Đồng thời bao quanh thạch điêu còn có một bóng đen rất kỳ quái, hình dạng bất quy tắc, lẩn vào bên trong rễ cây. Không biết có phải là một bộ phận của thạch điêu không nữa.
Bàn Tử nhìn nửa ngày không hiểu nó là cái gì liền lia đèn pin soi xuống nước để nhìn mọi vật cho rõ ràng, nhưng vừa chiếu tới thứ kia thì chỉ thấy nó là một cái bóng mơ hồ. Soi đi soi lại mới nhận ra nó không phải là cái gì cả mà chỉ là một hố trống rỗng.
Hơn nữa khi nhìn thấy đám rong nhiễu động trong nước tôi cũng đoán là có một cái hố hút nước quanh đây, không ngờ là nó ở ngay dưới cái thạc điêu này. Tưởng là có thể nhìn thấy cái gì cổ quái nhưng thực chất thì tất cả đều rất tầm thường nên bản thân không khỏi có chút thất vọng, Phan Tử cũng không còn đủ kiên nhẫn chờ chúng tôi ngắm nghía liên tục giục giã, hai người vội tiếp tục xuất phát.
Bàn Tử vẫn cảm thấy khó giải thích, lúc quay đèn pin trở lại còn lầm bầm:
“Dòng nước này hướng về chỗ nào? Chẳng lẽ là phía dưới cổ thành này?”
Tôi nói không phải thế, có thể là trước kia kinh thành này có một hệ thống thủy lợi, cũng có thể là bể chứa nước ngầm, nên giờ mới sinh ra hiện tượng này.
Bàn Tử lại nói:
“Dòng nước này sao có thể chảy đi đâu được chứ? Nơi này vừa trũng vừa thấp nước vốn không thể chảy ra ngoài được”.
Tôi nghĩ nếu là hệ thống thoát nước kinh thành bình thường thì hẳn là đầu ra của nó sẽ là một con sông lớn rồi từ sông mới đổ ra biển. Còn như ở cổ thành trong Tây Vực này, quanh đây không có con sông nào nhưng trong thành này lại có mạch nước ngầm chảy qua, như vậy thì theo lý là hệ thống thoát nước sẽ chảy theo mạch nước ngầm mà ra ngoài.
Trên thực tế thì ở Tây Vực lượng mưa vô cùng ít, nước ở đây được coi như bảo vật, dù có thế nào thì cũng không cần một hệ thống thoát nước xa xỉ như vậy làm gì. Thành cổ Lâu Lan khi đào ra cũng có hệ thống thoát nước, nhưng là ở trên mặt đất rồi mới dẫn nước vào giếng, nơi này hệ thống thoát nước lại được chôn ngầm dưới lòng đất thì quả thật là rất kỳ lạ.
Cho nên tôi cảm thấy có lẽ hệ thống thoát nước ở đây hoặc sẽ dẫn vào mạch nước ngầm hoặc là xung quanh đây có đào hào hoặc ao, nước trong này sẽ hướng theo nơi đó mà chảy vào rồi bị giữ lại trong đó. Trong kinh thành này cũng có đào vài cái giếng để nước có thể thông từ dưới lòng đất phun lên, tới khi nào đầy thì thôi.
Vị trí của pho tượng bên dưới trống rỗng, có lẽ chính ngay đây là một miệng giếng, nếu suy xét kĩ thì cũng có khả năng lắm. Vừa rồi chúng tôi có nhìn thấy tháp đá, Bàn Tử nói nghe thấy có tiếng nước bên trong, có thể đó là tiếng của hoa tiêu dưới lòng đất.
“Con mẹ nó chứ, đây gọi là thâm lầy động, quảng tích lương, xem ra tư tưởng của Mao chủ tịch cũng chỉ là từ cố nhân thôi, Tây Vương Mẫu của chúng ta thật siêu phàm” Bàn Tử hồ hởi nói.
Phan Tử đáp: “Nhưng nơi này lượng mưa ít như vậy, phải mấy năm mới có một trận mưa to, một công trình hùng vĩ như vậy trải qua mấy trăm năm còn hoạt động được sao?”
“Nếu trong thời gian ngắn thì khả năng không được, nhưng quốc gia nào ở Tây Vực có nước thì quốc gia đó có thể xưng vương, như Lâu Lan được xưng là đại quốc Tây Vực cũng chỉ có mấy nghìn binh lính. Nơi này địa thế kỳ dị, nếu có một nguồn nước dồi dào, cho dù quốc gia có nhỏ thì vẫn có thể cố thủ. Anh xem tình hình ở đây thì biết, khẳng định chính vì thế mà ốc đảo này hình thành kiểu sinh thái rừng rậm nhiệt đới, cây có thể giữ nước, nước lại có thể nuôi cây, tóm lại là cổ nhân sinh sống ở đây hẳn là có mưu tính rất sâu xa”.
Cổ thành Tây Vương Mẫu vốn nằm trên một vùng trũng, như vậy có thể hưởng được lượng nước ngầm ít ỏi của sa mạc. Nhưng nếu như những gì tôi nghĩ là đúng thì suốt một thời gian dài như vậy nếu chỉ là công trình thủy lợi thì hẳn không thể tồn lại tới tận ngày nay, vậy bên dưới cổ thành này rốt cuộc còn sâu bao nhiêu nữa?
Phan Tử nghĩ ngợi một chút liền gật đầu nói: “Có lý đấy, nhưng lợi bất cập hại, nếu có chiến tranh xâm lược thì địch chỉ cần lẻn vào thành thả thuốc độc vào đường nước là có thể khiến cả thành bị tiêu diệt, chẳng lẽ họ không nghĩ tới chuyện này?”
Tôi nói: “Không có nhiều giếng nước tôi đoán là chỉ có cung tây vương mẫu và nhưng quan lại giàu có trong thành mới được quản lý giếng riêng, dân chúng chỉ có thể được dùng một vài giếng công cộng, mà ở đó chắc chắn sẽ có người canh gác nghiêm ngặt. Chúng ta xem qua phim cổ trang thì tưởng là đầu độc đường nước sẽ dễ dàng nhưng nếu thực hiện thì chắc chắn rất khó khăn. Dù sao giếng cũng khá sâu đổ thuốc độc sẽ bị pha loảng chỉ sợ đến cả con khuẩn que cũng không bị độc chết chưa chưa nói người”.
Nói tới đây thì Bàn Tử sửng sốt một chút, không biết vừa nghĩ tới cái gì, mặt bỗng đăm chiêu rồi quay ra nói với tôi: “Nếu nói như vậy thì chúng ta có thể từ trong miệng giếng vào tới cung Tây Vương Mẫu?”
Tôi nói: “Có thể lắm chứ, nhưng chúng ta không phải là cá, hơn nữa bên dưới này rễ cây giăng khắp nơi, giống như một cái mê cung, dù cho là thợ nặn siêu việt đến đâu, được trang bị tốt tới mức nào cũng không thể toàn mạng mà đi ra. Nói không chừng miệng giếng bên kia lại bé như cái bát thì càng khốn khổ”.
Bàn Tử lại mắng: “Là cậu trêu tôi chứ gì? Bàn gia tôi béo thì có ảnh hưởng gì tới cậu chứ”.
Tôi mới phân trần: “Tôi nào có dám trêu chọc gì anh đâu. Đến cả tôi cũng đâu gầy đến mức chui lọt miệng bát chứ”.
“Tôi cảm thấy không phải thế” Bàn Tử nói: “Chúng tôi ngày trước có học một khóa chi viện cho biên cương, người ta lấy bờ sông là hoa tiêu, độ sâu của nước cũng căn cứ vào độ rộng của mặt sông, nếu mưa lớn như vậy, một cái miệng giếng bằng cái bát thì làm sao có thể dùng được? Tiểu Ngô cậu không phải không biết tính đấy chứ?”
Lúc tôi còn học kiến trúc, từng được nghe giảng về vấn đề này, nhưng không bao giờ dùng tới nên đã quên sạch không còn 1 chữ, cân nhắc vài giây đành gạt đi, nhìn Bàn Tử nói: “Hiện tại tôi không nghĩ ra, tới khi nào nghỉ ngơi đầy đủ thì tôi sẽ cẩn thận tính cho anh”.
Phan Tử nói: “Tiểu Tam Gia, hai người đừng cân nhắc mấy chuyện đó nữa, mau đi thôi đợi đến lúc tình được miệng giếng nó to như thế nào thì chúng ta cũng không thể chui xuống đó được, hơn nữa việc cấp thiết nhất bây giờ là đi tới chỗ Tam Gia đã”.
Vừa rồi mải tranh luận, tôi quên mất chuyện tới chỗ chú Ba bây giờ mới là tối quan trọng nên lập tức gật đầu, đem chuyện cái giếng gạt sang một bên chú tâm vào tìm đường đi tới chỗ chú trước đã. Đúng lúc đó chợt nghe thấy trong rừng phía sau có một tiếng cành cây gãy răng rắc, rồi có cả tiếng tán cây rung rung, lá cây lay động rì rào liên miên, không biết có cái gì đang di động trong bụi cây dày đặc.
Từ lúc chúng tôi vào tới đây, trong rừng trước sau không hề nghe thấy 1 tiếng gì, trong lúc yên tĩnh như vậy đột nhiên nghe thấy tiếng động khiến cả ba được một phen giật thót, toàn bộ đều dừng lại, quay đầu nhìn về phía sau.
Trong tán cây rậm rạp ngoài thạch điêu đầu người mình chim ra thì không còn thấy một cái gì nữa, âm thanh cũng từ từ ngưng lại. Cả khu rừng lại quay lại với sự tĩnh lặng bất thường khiến người ta nghẹt thở.
Chúng tôi nhìn nhau vài cái, tiếng động ban nãy không phải nhỏ nên ai cũng nghe thấy nó từ đâu vọng lại. Xem ra trong nơi ẩm ướt này không phải là chỉ có cây cối và nước đọng. Phan Tử liền chuẩn bị súng, ý bảo chúng tôi cũng sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất, không ai nói gì cả, giờ nhanh chóng rời khỏi đây là tốt nhất. Chúng tôi gật đầu, không dám tiếp tục chậm trễ, ngưng thần tĩnh khí vừa quan sát động tĩnh bốn phía vừa gia tăng cước bộ.
Đi chưa nổi hai bước đột nhiên Bàn Tử hoảng hốt gọi:
“Khoan, khoan đã!”
Chúng tôi hỏi hắn lại có chuyện gì, Bàn Tử quay đầu lại chỉ chỉ phía bức thạch điêu đầu người mình chim hỏi chúng tôi:
“Lúc nãy có quay mặt về hương nào?”
Chúng tôi nhìn lại thạch điêu bỗng phát hiện không biết từ lúc nào nó đã quay đầu về phía chúng tôi, màu xanh rêu trên khuôn mặt dữ tợn không hề có chút thay đổi, chằm chằm nhìn về phía này. Lại bị tán cây che mất một nửa mặt nên có cảm giác như là đang lấp sau tán cây rình rập con mồi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Đạo mộ bút ký - Quyển 5 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 02/02/2015 01:17 (GMT+7) |