Truyện sex ở trang web truyensex.moe tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả truyện sex ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi.
Từ ngày 10/05/2022 website đổi sang tên miền mới: truyensex.moe (các tên miền trước đây: truyensex.tv truyensac.net...)

Truyện sex » Truyện nonSEX » Mảnh đất lắm người nhiều ma » Phần 9

Mảnh đất lắm người nhiều ma - Tác giả Nguyễn Khắc Trường

Phần 9

Khi Đào kéo chiếc xe cải tiến thậm khích đưa chuyến lúa cuối cùng về tới nhà, thì trời vừa tắt nắng. Đào xếp lúa thành đống giữa sân, quay vào hỏi bà Son đang lúi cui trong bếp, mùi cá kho với riềng từ trong ấy bay ra thơm đậm: Thím Thủ với các cô ấy về rồi hả u?

Bà Son nói vọng ra cụt lủn:

– Về rồi!

Chiều này cả vợ Thủ cùng hai người em gái ông Hàm cùng đến gặt cho bà Son. Bình thường những bữa anh em giúp nhau như thế này là ông Hàm tổ chúc ăn rất sang. Cá kéo dưới ao, gà nhốt sẵn trong chuồng, rượu cất từ mấy hôm trước ông Hàm bao giờ cũng muốn chứng tỏ cả uy thế và sự sung túc với anh em họ hàng.

Nhưng hôm nay mấy người đến gặt giúp đã nói trước với bà Son từ chiều là gặt xong về ngay, vì còn bận nhiều việc ở nhà. Ai cũng biết đó là lý do vờ vịt, cái chính là lúc này còn vui vẻ gì nữa mà ăn với uống.

Bà Son về trước nấu cơm, để rồi còn mang lên cho bác cháu ông Hàm. Bà sợ để Đào mang đi nó sẽ gây nhiều chuyện. Con bé ương như ổi, đúng là giỏ nhà ăn quai nhà ấy. Lúc sáng lên huyện, gặp mấy người ở xã này làm việc trên ấy, thấy họ nhìn với vẻ giễu cợt, Đào đã đớp lại luôn: Thầy tôi sai đã có pháp luật phân giải, chứ chưa phải cần đến mấy ông bà! Bà Son xếp liễn cơm, âu thức ăn và cà men canh vào chiếc làn lõi guột, rồi lấy mảnh áo mưa chèn xung quanh cho chắc. Cơm trắng cá trê ướp riềng kho khô, canh khế chua, đấy là những thứ ông Hàm thích ăn. Mặc dù lòng bà đang tan nát, thấy số mình sao mà đen như quạ, quýt làm cam chịu. Mang tiếng là chồng con nhà cửa đề huề, cả đời chưa biết đến cái đói, cái rét. Nhưng hỏi tó bao nhiêu ngay bà thấy mình được sung sướng mãn nguyện? Có bao nhiêu phút bà được trôi nổi trong ngọt ngào mê đắm? Đã bao giờ bà thấy mình và ông Hàm là một đôi cá thờn bơn, mỗi người chỉ có một nửa tấm thân, một nửa cặp mắt nhìn, một nửa đôi mang thở, nên lúc nào cũng hoà nhập, tuy hai mà một, lúc nào cũng quấn quít đắm say? Đã lúc nào bà thấy mình như vậy? Chưa! Đã bao giờ bà thấy mình là một cành tầm gửi, và ông Hàm là một cái cây vững chắc để bị bíu vào, tựa vào? Chưa! Chưa bao giờ! Nhưng bà đã làm hết bốn phận của một người vợ, tận tâm, tận lực, chứ không một lời thở than oán trách.

Bà Son buộc chiếc làn vào sau xe đạp, quay sang bảo Đào:

– Hai chị em có đói cứ ăn trước đi. Từ sáng đến giờ em nó ăn ít lắm đấy.

Đào vẫn tiếp tục xếp lúa cao như bức tường thành giữa sân, ngửng lên:

– U cứ đi đi con nhớ. Cái Hoa có đói để nó ăn trước.

Xếp xong lúa, Đào kéo chiếc máy tuốt răng khế ở dưới nhà ngang ra sân. Cô cuộn tóc lại thành một búi tròn sau gáy, trùm lên đâu chiếc khăn hoa để khỏi dính thóc dính bụi. Rồi vẫn chiếc áo phông màu be rất bén, hai cánh tay cứ để trần tròn lẳn, trắng hồng, khoẻ mạnh và rất thành thạo công việc. Một tay cầm lượm lúa để sát vào trục máy với những hàm răng khế bằng sắt sáng loáng, một chân đặt trên bàn dận, ấn mạnh, vòng trục càng quay tít mù, phát ra tiếng xình xình dồn dập, khiến những hạt thóc bị bứt ra càng nhanh.

Không đầy một phút, lượm lúa vàng mẩy đã trơ trụi chỉ còn là một bó rơm xơ xác, tuốt sạch cả những hạt xanh, hạt lép. Tay Đào liên tục ném rơm ra xa, rồi với ra sau rút từng lượm lúa áp vào trục tuốt. Tấm thân thon chắc mềm dẻo như một cành liễu, như một sợi mây của cô nghiêng nghiêng bên máy tuốt, loang loáng giữa những màn mưa thóc. Một bức tranh sống động hoà mình vào công việc của thiếu nữ đồng quê.

Cái Hoa đuổi trâu vào chuồng, rồi con cón chăn lợn, chăn gà, lặng lẽ như bà cụ non, chứ không nhảy nhót vòi vĩnh như mọi hôm. Con khoang hình như sau những ngẫm nghĩ dông dài quên cả ăn, bây giờ đói ngấu, lại trở về đúng bản tính loại khuyển, nhảy ra tranh từng hòn cơm nguội với đàn gà. Chúng đối thoại với nhau bằng thứ ngôn ngữ bất đồng.

Mấy chị gà con mọn xòe cánh, mắt long lên, xù lông cồ, ném ra những tiếng túc túc chói chát, ra điều bực lắm vì bị tranh phần. Còn anh chàng khoang đánh bài lì, chỉ gừ gừ cục cằn, nhưng vẫn tắc lẻm những hạt cơm rất nhanh. Cả góc sân vang động lên. Duy chỉ có hai cô chủ là lặng lẽ, chân tay làm thoăn thoắt, nhưng miệng nin thinh.

Bỗng con khoang sủa lên một tiếng, nhảy chòm ra ngỏ, nhưng rồi nó rít lên ư ứ và vẫy đuôi mừng. Thủ lạch cạch dắt xe từ ngoài vào.

– Chú đấy ạ? – Đào ngừng tay chào.

Cái Hoa vội thụt vào bếp. Nó sợ ông chú đến là vì nó nói hỗn lúc sáng.

– Bá có nhà không? – Thủ hỏi.
– U cháu đi đưa cơm… Đào nói ngập ngừng, nhìn một bên má Thủ với lưỡng quyền nhô cao trong bóng tối nhá nhem. Đào bỗng bùi ngùi thấy ông chú vốn cân đối, dầy dặn của mình giờ chợt gầy đi với dáng điệu thật âm thầm.
– Tý nữa bá về bảo sang chú có việc nhá.

Thủ nói nhanh, rồi quay xe. Đào như sực tỉnh:

– Chú vào nhà uống nước đã. U cháu sang có việc gì ạ?

Thủ buông sõng:

– Việc thầy mày chứ còn việc gì – Rồi Thủ nhảy lên xe mất hút vào bụi hóp đã tối thẫm ngoài đầu ngõ.

Đào tuốt lúa một lúc nữa. Khi thóc đã lùm lùm quanh máy tuốt, cô vun đống lên rồi mới nghỉ. Đêm xuống.

Cái Hoa ăn cơm một mình xong, theo nếp quen, đốt chiếc đèn con mang lên bàn học ở góc nhà. Nó giở sách, nhưng cứ ngồi thừ ra: Những hàng chữ, những con số cứ lỏn nhỏn tẻ ngắt trước mắt nó. Trong trí nó lại hiển hiện một đám trẻ ầm ầm ào ào đứa thì cười cợt, đứa nhìn như xỉa xói. Thằng Đãi cái thằng đen như củ tam thất với hai con mắt rô, như mắt cua, trợn trửng trợn trạo, hét lên the thé: Con lão đào trộm mả! Ê, ác! Lại vang lên bên tai. Nghĩ đến buổi đi học sớm mai, cái Hoa chợt so vai lại, rùng mình.

Thấy Đào đang giũ khăn, giũ áo bờm bợp ngoài sân cái Hoa nói với ra:

– Chị ăn cơm chưa? Em nhóm lửa hâm lại canh nhá! Canh cá để nguội tanh lắm.

Đào biết đứa em út đang không thể ngồi yên mà học được, con bé có nết lắm. Đào nói, cố ra vẻ thản nhiên:

– Mày cứ học đi, chị chờ u về cùng ăn một thể.

Rồi cô lấy quần áo, cầm chiếc đèn con đi ra giếng. Có một bóng đen đang đứng nép vào bụi hóp ngoài ngõ từ lúc nãy. Đứng đấy có thể nhìn rõ cả nhà trên nhà dưới ông Hàm, mà trong này không tài nào biết được. Đến cả con khoang tinh khôn cũng không ngửi thấy có hơi lạ. Thấy Đào đi ra giếng, bóng đen lập tức khom người chạy tất qua bãi chè, rồi đi thật nhẹ, thật nhanh, rồi men sát vào hàng rào cúc tần kề ngay bờ giếng.

Đào kéo nước đổ vào chiếc thau to, rồi quay vào buồng tắm quây bằng lá cót sơ sài, tựa vào chính hàng rào cúc tần ấy. Cũng giống như nhiều vùng nông thôn có cách nghĩ rất cộc lệch trong việc ăn ở, sinh hoạt. Nghĩa là nhà thì xây rất to, chuồng lợn chuồng gà cũng xây kiên cố, trộm cắp chỉ có khóc! Nhưng chủ nhân lại không hề nghĩ phải làm cái nhà vệ sinh cho ra hồn, mà chỉ quây mấy cái gianh cỏ rất tạm bợ ở góc vườn như kiểu lính đi dã ngoại.

Nhiều người đến nay vẫn thích hưởng cái thú từ cổ xưa nhất quận công, nhì ỉa đồng! Nhà ông Hàm đã bỏ cải thú phóng túng ấy rồi! Nhưng ông vẫn chưa hề nghĩ đến sự cần thiết phải xây một cái nhà tắm cho đàng hoàng. Vì thế nhà trên nhà dưới bề bề, giếng xây kiên cố, bể chứa nước mưa bằng cả gian nhà có mái che tử tế, nhưng cạnh đấy nhà tắm chỉ là một lá cót mỏng manh quây phập phà phập phồng, phía sát rặng cúc tần lại thủng lô chỗ, nhưng bên ngoài là vườn chè ít người qua lại nên cũng không ngại.

Xách thêm một xô nước, rồi Đào kéo ngược chiếc áo phông, trút khỏi người. Một nửa tấm thân với lườn lưng, lườn bụng thon chắc, trắng hồng, mơn mởn trong ánh đèn. Khuôn ngực vun đầy, tròn căng với hai núm nhọn cong vểnh lên cứ như cựa quậy trong lớp vải mỏng của chiếc áo xu – chiêng cùng màu hoa đào nhạt. Khắp nhà tắm ấm sực mùi da thịt con gái rừng rực những nhiệt. Đào vừa vòng tay ra sau lưng để mở khuy trút nốt vuông vải trên người, thì bỗng một tiếng gọi hào hển lẫn trong hơi thở kề sát ngay bên ngoài, phía rặng cúc tần:

– Đào! Đào ơi!
– A! – Đào gần như dựng bắn người lên, hét lạc giọng, tay cuống quít vơ áo cuốn vào người.
– Kìa đứng sợ! Anh đây! Anh đây! – Bên ngoài tiếng Tùng lào thào hối hả.

Cái Hoa từ trong nhà lao bổ ra cửa, hỏi hoảng hốt:

– Chị Đào sao thế?
– A không, có con rắn ráo vào nhà tấm, nhưng chi đuổi đi rồi!

Ngó ra nhìn thấy cái Hoa đã vào nhà, Đào vẫn hai tay cầm áo trùm lấy ngực, quay sang rít giọng:

– Anh cút đi ngay! Còn tới đây làm gì? Anh là người lừa lọc! Ném đá giấu tay! Anh còn muốn ám hại nhà tôi những gì nữa hả? Hả?

Tiếng Tùng như rên lên:

– Kìa Đào! Sao em nói thế? Sao nghĩ về anh thế? Anh có làm gì…
– Lại còn làm gì à? Anh tưởng tôi ngu tôi không biết anh làm gì thầy tôi à? Chính anh đã đi báo cả họ hàng nhà anh đến bắt thầy tôi! Anh lại định chối bay chối biến hả?

Đào như muốn hét lên. Tùng vẫn kiên nhẫn đến khổ sở:

– Em nghĩ sai rồi! Vu oan cho anh rồi! Thế chả nhẽ em cho việc làm của thầy là đúng?
– Sai! Thầy tôi sai! Nhưng làm gì anh phải bày ra trò bắt bớ đề bêu riếu? Sao anh không ra một mình đánh động để họ bỏ chạy? Anh thù ghét thầy tôi thế à? Anh muốn gì? Muốn yêu con người ta, mà lại bày trò giết bố người ta! Hay anh muốn bố tôi phải van xin anh? Còn lâu nhá? Bố con tôi không hèn thế đâu? Tôi chưa thừa, chưa ế thế đâu? Anh đi đi! Tôi từ anh?
– Kìa em! Kìa Đào! Sao anh lại nghĩ xấu về anh đến thế?
– Tôi đã bảo anh đi đi! U tôi về bây giờ thì không ra gì đâu.
– Khoan nghe anh nói đã!
– Hết rồi! Không nói niếc gì nữa! Anh đi đi? Nếu không tôi sùy chó!

Vừa lúc đó tiếng cô bạn Minh tồ giọng eo éo ngoài ngõ:

– Đào ơi! Giữ chó cho tao! Đã đi ngủ hay sao mà tối thế này?

Cái Hoa ở trong nhà chạy ra. Bên ngoài rặng cúc tần bỗng phì lên một tiếng thở dài như đồ sụp cả người xuống! Rồi tiếng bước chân đi lạt sạt, ngược về phía hồi nhà. Đằng ấy ông Hàm có mở một ngõ nhỏ thông ra cánh đồng. Tùng đã thuộc tất cả đường ngang ngõ tắt nơi đầy. Nhưng bây giờ sự thông thuộc ấy còn được cái tích sự gì!

Tùng đi tắt qua bãi chè nhà ông Hàm với những hàng, những lối thẳng tắp như dây căng kẻ chỉ. Ra tới đường chính, Tùng không rẽ theo lối về nhà, mà lại men theo bờ đi ngang qua những thửa ruộng đang gặt. Gió thồi lào sào, những bông lúa chín cọ vào nhau ram ráp, nghe khô ấm. Muỗm, cào cào bay tanh tách, phóng những đôi càng gai gai hôi mùi cỏ vào người Tùng. Mùi lúa chín, mùi chân rạ vừa cất thơm ngan ngát khấp cánh đông. Năm nay, hiếm mưa. Bây giờ đã sang tháng năm ta, tháng bước vào làm vụ mùa, nhưng trời vẫn khô rong róc, cao tắt cứ như bị vất kiệt nước. Những mặt ruộng khô cứng lại, đi gặt không cần sắn quần.

Tùng vẫn đi lơ lửng giữa cánh đồng. Phía trước, xa hút trên cao, mảnh trăng non trôi bồng bềnh trong những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt tung giữa trời, Trăng trôi hay mây trôi? Ở dưới này Tùng cũng như đang trôi nối giữa cánh đồng đêm. Đi vào nơi vô định? Tùng không biết. Anh cứ đi, châng lâng, thập thõm. Lòng rối bời. Thế là hỏng hết rồi!

Không cứu vãn được nữa rồi! Không phải chuyện giận hờn đùa bỡn như những lần khác đâu. Tùng biết tính Đào lắm, đấy là người nồng nhiệt cứng cỏi đến bướng bỉnh. Hắn đã quyết thì khó lay chuyển lắm! Thế là tuột khỏi tay con cá to, con chim đẹp nhất vùng này! Buổi trưa nghe mấy người nói Đào đạp xe lên xã, rồi lên huyện với điệu bộ nghiêm lạnh, bất cần như sẵn sàng to tiếng với ai, Tùng đã chột dạ.

Tối ăn cơm xong, Tùng lại ra gốc nhãn với lòng bồn chồn, lờ mờ thấy có điều chẳng lành. Bảy giờ đến bảy giờ rưỡi tối, đấy là khoảng thời gian hẹn hò hai người ở gốc nhãn. Đào ở xóm Giếng Chùa ra, Tùng ở xóm Mới lại, ùa đến nhau, ào đến nhau, rồi chỉ còn là sự mê đắm, không còn biết trời đất xung quanh đâu nữa. Tối nay, Tùng lại háo hức ra, rồi ngồi trên cái rễ đội gồ lên khỏi mặt đất, ngước nhìn ba chạc cây đan vào nhau như cái sàn ở trên đầu, lại nghĩ tới buổi tối hôm qua ngồi ôm chặt ngang người Đào trên ấy, trong lúc toàn thân cô trẹo trọ như muốn ngã.

Ngồi thẫn thờ một lúc, Tùng choáng người lên khi bỗng nhận ra chắc chắn là tối nay Đào không đến. Giữa lúc chuyện nhà bối rối thế này, mà ta muốn Đào quên hết chỉ nghĩ đến ta, chỉ vì ta, thì thật ích kỷ. Tùng đứng dậy, đi theo lối tắt, lối quen thuộc vẫn dẫn Đào ra gốc nhãn. Đi, mà lòng Tùng vẫn thắc thỏm nghĩ biết đâu lại gặp Đào ở giữa đường. Thấy anh, cô sẽ chạy ào đến, ngã vào ngực anh mà nghẹn ngào thổn thức: Em buồn quá anh ơi! Em xấu hổ quá. Không hiểu sao thầy lại làm như thế. Bây giờ thì hai họ lại càng ghét nhau, việc của chúng mình rồi sẽ ra sao?

Tùng sẽ ôm vai Đào, vuốt tóc Đào mà thì thầm: Rồi sẽ qua! Rồi sẽ đâu vào đấy! Anh cũng buồn nẫu người, thấy chúng mình sao mà gặp nhiều chuyện trắc trở thế. Nhưng ta không lùi bước? Không đầu hàng! Nếu cần ta sẽ dùng tổ chức, dùng luật để ép các cụ! Thế đấy! Tùng đã tưởng tượng ra thế đấy! Thật là hão huyền cho anh chàng tình si! Cho tới lúc nhìn thấy Đào tuốt lúa một mình trong bóng tối sờ sẫm, Tùng vẫn nghĩ vì Đào buồn, nên không muốn ra chỗ hẹn. Đang tìm cách đánh động để Đào biết, thì thật may Đào đã nghỉ. Và khi thấy Đào ra giếng tắm, thì Tùng nảy ra một ý định trêu chọc. Ta đứng sát vào bờ cúc tần, nhìn qua lỗ thủng của phên cót để dành cho em một sự bất ngờ. Ờ phải, ngày đi học thầy giáo dạy văn còn đọc cho cả lớp nghe bài thơ nói về anh con trai rình trộm xem người yêu mình tắm kia mà. Khi say nhau thần diệu thế đấy! Đến cái việc tắm táp của người yêu cũng có thể biến ra thơ, ra nhạc được! Đào ơi! Ối! Đừng sợ, anh đây! Anh đứng gác cho em đây! Sao anh liều thế? Đi đi cái Hoa nó biết bây giờ. Em sẽ ra ngay. Không ai biết đâu, anh đặc công vào kỳ lưng cho em nhé! Hí, hí! Khi chạy đến bờ cúc tần, Tùng đã tướng tượng ra cảnh đối đáp kỳ thú như thế! Nhưng rồi Tùng đã nhận được gì? Một thùng nước lạnh? Không, hơn thế nhiều! Đào đã tung gio ném trấu, đã hắt bùn ném đá tới tấp vào người Tùng? Thật là tối tăm mặt mũi?

Những lời nanh nọc của Đào, đấy là cô đã cấm chợ ngăn sông, đã rào gai dấp ngõ, đã đào mương đắp luỹ giữa hai người. Đào cô gái tươi dòn, mạnh me và đam mê, tối tối vẫn run rẩy ấm mềm trong lòng Tùng, giờ kiên quyết vạch một đường giới tuyến và đẩy phắt Tùng bang bên kia bờ!

– Ai kia? Làm gì mà lục sục dưới ấy? – Bất chợt một tiếng hỏi như quát ở phía trước, cách Tùng một mặt ruộng.

Cứ đi lơ lững không chủ định, mà Tùng đã tới chân đôi Quả Bầu lúc nào không hay. Đây là quả đồi thấp, nhiều đất đỏ, đất sét rất nạc, nên khắp mặt đồi nham nhở những hố người ta đào đất, nung gạch. Trước mắt Tùng, bên chân đồi, một chiếc lò gạch loại nhỏ đang đỏ rực. Lửa phun qua những kẽ nứt sáng xanh như những lưỡi kiếm. Lửa nung hồng lớp gạch mộc đắp bên ngoài, khiến nhìn ra cả lô gạch như một quả gấc chín đỏ treo trong màn đêm.

Đấy là lò gạch của ông Chỉnh, trung tá Chỉnh, người có cấp hiệu cao nhất làng, nhưng cũng là người vất vả lận đận nhất trong số những người về hưu của Giếng Chùa. Thông thường không ai dở dói đất gạch vào lúc này, vì sang mùa mưa, và là mùa gặt, mùa cày cấy. Nhưng ông Chỉnh đang giở việc. Làm chưa xong nhà trên, mà gạch ngói đã thiếu be bét.

Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn, vậy mà đồng chí trung tá dự trù cái gì cũng sát sao vừa đủ, cứ như biên chế quân lính vào các đơn vị, cho nên giữa mùa làm, ông chủ vụng vẫn quyết bới đất nung gạch. Và đúng là thánh nhân đãi khù khờ sang tháng năm tháng mưa ráo trắng ruộng, mà trời cứ như văn vắt, đến cầm sào chọc cũng không ra nước.

Chú Chỉnh, cháu đấy, Tùng đáp – Vừa nói, Tùng vừa đi tắt qua nữa vạt ruộng đang gặt giở, đi thẳng lên lò gạch, cứ như cái khối lửa đỏ rực nầy hút anh từ xa bước tới.

– Ờ Tùng đấy à? Đi bắt trộm hay sao mà đi tắt thế?

Ông Chỉnh từ trong chiếc rêu dựng bằng tấm phệnh nứa uốn khum lại như nhà của thuyền chài, quần ống cao ống thấp chui ra. Qua ánh than đỏ, Tùng nhìn rõ ông Chỉnh gầy rộc đi. Khuôn mặt vốn thon nhỏ của ông, giờ càng hóp lại, cái cằm tối đen những râu. Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà, đấy là ba việc lớn của đời người nông dân. Có người lấy được vợ đảm, tậu được trâu khôn thật dễ dàng: Nhưng đến khi làm được nhà xong thì kềnh! Vì đã vét bằng kiệt cả vốn lẫn lực! Ấy vậy mà ông Chỉnh lại làm tuốt tuột một lèo những việc ấy trong quãng thời gian cuối cùng của đời mình? Gan cóc tía chứ chẳng chơi!

– Chú đốt lửa hôm nào nhỉ? Sao không ra gọi cháu?

Tùng chắp tay đi vòng quanh lò như một ông thợ cả. Mà thế thật, hai lò trước ông Chỉnh vẫn nhờ Tùng ra chỉ đạo trong việc xếp gạch mò vào lò, đặt củi và châm lửa. Ông cứ nắc nỏm khen người con trai của bạn mình rất giỏi trong việc thổ mộc này.

Hôm nay đang định ra, thì ông chú của cô ái đến chơi. Ông là chủ thầu cả lò gạch lò ngói bên Sông Công, thế là ông ấy giúp luôn.

Ông Chỉnh cũng đi vòng quanh lò. Vừa kể mình đã học thêm kinh nghiệm xếp gạch mộc của ông chú cô, tức người vợ mới lấy gần đây của ông, vừa nhìn nét mặt âm thầm của Tùng. Bỗng ông kéo áo Tùng, nói đúng theo giọng cha chú, giọng lính tráng:

– Mày làm sao mà mặt mũi như bánh đa nhúng nước thế? Đi đâu về?

Tùng chui vào lều, nằm dài trên sạp nứa kêu lạo xạo. Giọng mềm yếu hẳn lại như cần một ự bảo ban che chở:

– Gay quá chú ơi! Đúng là việc này cháu đã xử trí rất sai lầm! Nên bây giờ không sữa được nữa.

Ông Chỉnh đang ngồi tựa vào thành phên nứa, quay lại nhìn một nửa người Tùng cứ nhoang nhoáng trong ánh lửa lò sửng sốt:

– Có chuyện gì thế? Mới họp đảng uỷ à? Lại có chuyện bè cánh à?
– Không, cổ cánh gì đâu. Chuyện con gái! Chuyện tình yêu của cháu!
– Dà! – Ông Chỉnh thở ra một tiếng thật trầm.

Tùng ngồi dậy. Và anh kể. Lần lượt, tỉ mỉ với giọng da diết. Đúng như lời Đào nói, Tùng mắc sai lầm lớn nhất là đã không chạy thắng ra Đồi Sim đánh động để bác cháu ông Hàm bỏ chạy, mà lại về giục bà Sang đi báo ông Phúc. Thế là chuyện đã vỡ lở quá to để bây giờ không sao cứu vãn được nữa. Thực là lúc ấy cháu không nghĩ đến đầu đến đũa, chớ không phải muốn gây ra to chuyện. Lúc nãy cháu bỗng sực nghĩ hay tại tình máu mủ nên mặc dù không có ý thức, nhưng nó cứ tự nhiên sui khiến mình như vậy? Phải không chú? Hóa ra con người phức tạp quá, phức tạp đến có lúc mình không hiểu nổi mình?

– Chà chà! – Ông Chỉnh chép miệng, rồi quờ tay lên đầu sạp vớ cái cút ông vẫn nói là càng ngày mình càng hỏng đi nhiều? Tuổi càng cao thì tính xấu càng nhiều. Ngày trước mình có nghiện ngập thế này đâu. Ông bảo Tùng:
– Làm một chén cho ấm đã! Vẫn chưa thấy rượu là ngon hả? Thế thi mày còn tốt đấy! – Ông ực một ngụm hết cả chén, khà một tiếng, rồi giọng ông cao lên, rượu vào làm tươi hẳn cái thanh đới!
– Khoan hãy bàn chuyện huyết thống và lòng người phức tạp! Nhưng mày bảo là cái Đào nó ghét đến căm thù mày à? Lại căm thù như đế quốc nữa! Thế tức là nó còn yêu mày đấy! Phải lạnh nhạt như không mới là hết, mới là trắng túi thành người dưng nước lã. Chứ còn ghét, còn căm thừ tức là còn yêu! Lòng người phức tạp mà! Như trường hợp của tao mấy năm trước là đủ biết! Tùng ngồi bật dậy giống như người đang chới với nắm được cọc. Mặc dù cách nói pha chút bông phèng, nhưng đó là cuộc đời thật của ông Chỉnh. Ông bỗng trở nên trầm ngâm khi tự nhắc lại chuyện cũ. Tùng cũng im lặng nhìn những viên gạch trong lò qua khe nứt, chúng chín đỏ đến trong lại. Chuyện riêng tư của ông Chỉnh, và bản thân ông Chỉnh lại liên quan nhiều đến gia đình Tùng!

Trung tá Chỉnh không phải người làng này. Ông ở huyện trên, giáp miền núi. Dạo chiến tranh phá hoại, ông Chỉnh và bố Tùng cùng đơn vị pháo cao xạ bảo vệ khu gang thép. Bố Tùng hơn ông Chỉnh năm tuổi, nhưng cả hai cùng là cán bộ trung đội. Những ngày nghỉ hiếm hoi, Thông bố Tùng, dẫn Chỉnh cuốc bộ hơn hai mươi cây số về nhà mình chơi. Gần nhà Thông có hai mẹ con bà Đỗ: Một mẹ một con nhà cửa tềnh toàng, chỗ thủng chỗ dột vì thiếu bàn tay của người đàn ông.

Bà Đỗ cù mì nhỏ thó, nhưng cô Lạc con bà lại to béo phây phây. Lạc không đẹp, người to, mặt to, mũi to. Chân tay nần nẫn trùng trục. Nhưng được cái trắng, trắng như cạo! Và hay cười. Cười to. Cười giòn, cứ như cả một chảo ngô rang đang nổ tung trên lửa. Mỗi lần Thông đưa Chỉnh về, Lạc lại sang chơi. Đến lần thứ ba thì Chỉnh và Lạc đã say nhau như bỏ bùa.

Lính thời chiến, phát hiện được mục tiêu là điểm xạ ngay chứ không oong – đơ so đọ. Chỉnh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ sớm, chuyên sống với bà cô ông chú, giờ gặp hoàn cảnh như mẹ con bà Đỗ lạc thì đẹp như trời cho của còn gì. Đơn vị và vợ chồng Thông – Sang cùng lo liệu tổ chức đám cưới cho Chỉnh và Lạc. Sau những ngày tranh thủ ít ỏi, Chỉnh vừa dọi lại nhà, trát xong vách, thì cả trung đoàn được lệnh chuyển quân vào miền trong. Một tuần hương lửa đang nồng, nhưng vui duyên mới, không quên nhiệm vụ là khẩu hiệu của các đám cưới ngày ấy, nên Chỉnh ra đi nhẹ như lông hồng, và Lạc ở lại vẫn cười đôm đốp như tràng pháo chuột hôm cưới.

Vì có chồng đi chiến đấu xa, nên đang từ xã viên Lạc được điều ra nhà bảo mẫu. Mưa không đến mặt, nắng không đến đầu mà công điểm văn cao. Thế là vốn đã béo đã trắng, giờ không phải chân lấm tay bùn, Lạc càng phốp pháp, da thịt càng rời rợi, chưa mó vào đã thấy mát như thạch đông! Cặp mắt hình lá khoai, đuôi kéo dài, nhỏ sắc, cười cứ tít như sợi chỉ se nhấp nhánh ướt.

Người ta vẫn có câu: Những cô con mắt lá khoai, liếc chồng thì ít liếc trai thì nhiều! Chả biết có đúng không. Nhưng rồi một buổi tối có một ông già đi qua nhà bảo mẫu bỗng nghe tiếng lục sục bên trong. Chuột hay người? Hay đứa trẻ nào bị bỏ quên thì nguy. Nhìn thấy cửa không khóa, ông đẩy sầm vào thì đúng là có hai đứa! Trên người cũng chỉ phong phanh như trẻ nhỏ chưa biết lẫy, và hai đứa trải chiếu cũng đang lẫy ngay trên nền gạch! Lạc kêu rú lên, hất anh chàng đội trưởng sản xuất từ trên người cô xuống. Anh đội trưởng này chuyên ghi điểm chấm công cho Lạc!

Ăn vụng quen mồm. Rồi người ta còn bắt được Lạc với anh đội trưởng mấy lần nữa. Cô ả xem ra đã quá trớn, ngựa không thể quên đường cũ. Chị hội trưởng hội phụ nữ xã xuống khuyên bảo thì Lạc nói đốp rằng sướng như nhà chị, ngày nào vợ chồng cũng ra động vào chạm như vợ chồng sam thì ai chả nói được! Chồng làm việc ở huyện, vợ ở xã, đêm nào cũng ôm ấp hú hí no xôi chán chè, tôi mà được thế, tôi còn đi khuyên giải hay hơn hát, dẻo hơn đàn! Đời người được mấy cái xuân mà hết năm này sang năm khác cứ vò võ một mình, nằm quay bên nào cũng giá như đông. Các bà không bị ăn nhạt đâu có biết thương mèo!

Mấy bà bĩu môi nguýt dài. Lạc đã nhằm đúng vào bà dài mỏ vừa nguýt, vừa làm ra ta đây nhất, tức là vợ ông phó chủ nhiệm lúc bấy giờ, cô quyết hạ mục tiêu! Sau mấy lần mời ông phó chủ nhiệm phụ trách ngành nghề và xây dựng đến kiểm tra những chỗ cần sửa của nhà mẫu giáo, người ta đã bắt được ông phó chủ nhiệm đang hăm hở sửa một chỗ dột trên người Lạc giữa buổi trưa hè cũng ở ngay trong nhà mẫu giáo!

Thế là các bà vợ có những ông chồng quý hóa sợ Lạc như sợ một các lò than, một cái vực xoáy. Lơ tơ mơ là các ông chồng bị hút vào đấy, bị cuốn chìm vào đấy, đến kéo không ra? Mà đám đàn ông cũng khỉ gió lắm kia! Toàn những mặt mũi có chức có tước cả, nói năng đạo mạo như tiên như phật, nhưng hễ đứng riêng với Lạc là đầu mày cuối mắt cứ chớp tía lia! Lạc đã làm cho mấy ông trong ban quản tri điên đảo cả lên. Đi nói dối con, về nói dối vợ điêu như ranh! Mấy bà vợ cứ nhớn nhác, táo tác như gà đẻ bị quạ rình!

Sau chiến dịch đường 9 – Nam Lào 1971, Chỉnh được về thăm nhà. Gầy xanh vì sốt rét. Ai cũng hồi hộp chờ xem những chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng chẳng có chuyện gi suất! Lạc đã tưới lên ngực chồng những cơn mưa nước mắt nồng ấm và đêm đêm những lời nỉ non như chất cường toan làm rạn nứt được cả đá, đã làm cho anh lính chiến trường mềm đi như bún! Suốt ngày Lạc quấn quít, nấu nướng chăm sóc chồng như chăm sóc bố già, như chăm sóc con trẻ. Đôi má bánh đúc cứ đỏ rừng rực. Đi lại núng nính, tung tẩy. Cô sung sướng. Cô hạnh phúc. Cô yêu chồng. Chỉnh bị vợ hút đến kiệt sức. Nhưng anh sung sướng. Anh hạnh phúc. Anh yêu Lạc. Rồi Chỉnh lại đi. Lạc làm đến ba mâm thịnh soạn. Mời cả ban quản trị đến dự. Có đến mấy ông cứ liếc nhìn nhau ngượng ngập! Mọi người đã tưởng thế là yên chuyện. Nhưng rồi Lạc vẫn chẳng chửa đẻ gì. Người vẫn cứ ngồn ngộn, chắc nịch như sồi. Gần một năm sau Lạc lao mình vào một mối tình bão lốc khác. Đó là chủ nhiệm cửa hàng mua bán xã. Một gã đàn ông bẻm mép và trai lơ. Da đen đỏ, cuồn cuộn những cơ bắp như một anh thợ đấu chuyên nghề. Anh ta có đến bốn con gái, đang ấm ức chưa có người nối cái dõi có nhóm máu D của mình. Vợ gầy xanh như cái dải khoai, tuồng như bị chồng con hút cho cạn lực. Cánh đàn ông tán rằng chị vợ đến phát kinh cái khoản ấy của anh ta.

Chủ nhiệm cửa hàng gặp Lạc, đôi bên đến với nhau như nam châm hút sắt. Cuồng nhiệt đến mưa rơi chớp giật! Chị Sang vợ anh Thông, người đã góp phần vun đắp nên mối tinh của vợ chồng Lạc, đến lấy tình chị em khuyên giải Lạc. Vì anh em không có ai, bà mẹ già thì lẩm cẩm, nên Lạc chỉ còn nể chị Sang, người đoan trang phúc hậu và Lạc chịu được vì chị Sang không bao giờ lên mặt dạy đời.

Nghe chị Sang nói, Lạc khóc nói ngàn ngạt: Nhưng chả nhẽ đêm nào em cũng đổ thóc vào xay! Đồ gạo vào giã! Không như chị vắng anh ấy còn có ba đứa con để lo ăn, lo việc. Em chẳng có gì để mà lo. U em có ăn đến bốn bữa một ngày, em cũng chạy thừa gạo. Em biết em có lỗi với anh Chỉnh, nhưng em khổ quá chị ơi!

Chủ nhiệm cửa hàng bị kiểm điểm. Tối tối chị Sang cứ gọi Lạc sang chơi cho khuây khỏa. Nhưng Lạc đâu có thích kiệu khuây khua suông nhạt như thế! Ngồi ăn sắn nướng, văn nói vẫn cười, nhưng mặt Lạc cứ bấn thân hẫng hụt như nhớ như quên cái gí. Một buổi tối. Chị Sang luộc một rá ngô nếp còn non, đang đọng sữa, ăn vừa mềm vừa béo vừa ngọt. Chờ mãi không thấy Lạc, chị Sang phải chạy đi gọi. Thì thấy Lạc đang thay quần áo Lạc nói tối nay cô Diễm, y tá ở trạm xá, rủ Lạc lên phố huyện xem phim.

– Chị cứ để phần tý nữa về em sang ngay.

Rồi Lạc đi vội vã. Chị Sang bỗng sinh nghi. Lên phố huyện những năm cây số sao nó không đi xe? Mà xe của Lạc thì tốt nhất làng, việc gì nó phải mượn ai. Tính tò mò bỗng nổi lên đến không thề kìm nén được, khiến chị Sang không về, mà đi tắt qua mấy bờ ao ra cánh bãi Chân Vạc trồng bạch đàn ở cuối làng. Vì chị nghe người ta kháo nhau rằng đấy chính là cái ổ chuồn chuồn của Lạc và anh chàng chủ nhiệm cửa hàng. Anh chủ nhiệm cửa hàng ở ngay xóm Trại chứ đâu xa. Nhưng trước đây anh ta làm chân chạy vật tư trên huyện, nghe đâu cũng mắc tội chấm mút, đã phải kiểm điểm, nên anh đã chạy về xã để nấp dưới bóng ông Đáng bí thư Đảng ủy là người có họ hàng. Vì thế bây giờ anh với Lạc mới có cơ hội để lửa gần rơm!

Chị Sang đi len lén dưới những bụi cây tối thẫm, mặt nóng bừng vì tự thấy ngượng như mình đang làm một cái gì khuất tất. Nhưng vì chi chưa tin những miệng lưỡi đồn đại, cho là họ hay đặt điều. Chị còn cãi thay cho Lạc nữa. Cái gì cũng phải hai năm rõ mười. Trăm nghe không bằng một thấy!

Đang bước sẽ sang, chị Sang bỗng hốt hoảng thụp xuống, vì chị đã thấy rõ dưới gốc một bụi bạch đàn rùm ra phía trước có hai bóng người đang ôm quấn lấy nhau, toàn thân họ cứ vờn qua vờn lại, rồi họ lại buông choàng nhau ra. Gã đàn ông bỗng nhảy một chân cò cò quanh người tình, y hệt anh gà trống xòe một bên cánh như chiếc quạt giấy, rồi nghiêng người đạp vòng quanh con mái. Chị chàng ngồi xổm xuống, ôm mặt cười rúc như bị cù. Anh chàng như càng phởn đến tột cùng, liền nhào người cắm đâu xuống trồng cây chuối! Hai chân chĩa ngược lên giãy giãy, rồi đỗ đánh uỵch vào vai cô ả! Tiếng cười khùng khục.

Chị Sang chợt nhớ tới một lần anh Thông đã nháy chị ra nhòm đôi mêo đang vờn nhau trước lúc vào ca. Con cái nằm dán xuống đất, miệng rên những tiếng ngao ngao đầy nũng nịu mời mọc, trong lúc con đực cứ nhảy vòng quanh như đang trố một bài quyền vừa mạnh mẽ, vừa duyên dáng, Rồi đến cao trào là chàng ta tung mình lên, và như một tay đánh đáo thiện nghệ, chàng rơi từ trên cao xuống vừa nhẹ nhàng, vừa chính xác, chàng hạ xuống đúng lưng nàng trong một tiếng ngào thật hùng hồn đầy sinh lực!

Trước mắt chị Sang, đôi mèo ngườicũng đã tới giờ cao điểm. Lạc đang rên hức hức đầy mãn nguyện trong bụi cây. Chi Sang khom người đi giật lùi, rồi vùng chạy về. Người bỗng không lâng nôn nao và miệng thì khô khát như vừa vượt dốc giữa trưa hè. Sáng hôm sau nhìn Lạc đã rũ hết vẻ ủ ê rầu rĩ, hai má lại phừng phừng như ướp lửa, chân đi con cón nhún nhảy như trẻ được quà. Chi Sang bỗng nuốt một tiếng thở dài, và bỗng dưng chi vừa giận, vừa ghét, mà lại vừa như ghen ghen với Lạc! Chị đang hồi xuân!

Giữa lúc ấy tại chiến trường Quảng Trị, đại đội trưởng Chỉnh cùng đơn vị đang ở sát nách địch bên bìa rừng Đồng Lâm. Sau khi giải phóng xong khu vực Thành cổ đại đội của Chỉnh và Thông vác súng 141y5, loạt súng nhỏ của pháo phòng không, cùng đơn vị bộ binh đánh thốc vào phía tây giáp Huế.

Đã vào mùa mưa. Nước đổ sầm sập trắng rừng. Địch huy động tổng lực mọi thứ quân trên trời, dưới đất nống ra quyết liệt. Trận địa của Chỉnh và Thông – hai người vẫn được ở bên nhau, Chỉnh đại đội trưởng và Thông chính trị viên – ngày nào cũng bị pháo địch chà xát, chẻ tướp cây cối cày đất lên như voi quần. Nhiều cái chết của đồng đội đến suốt đời Chỉnh không thể quên. Chết vì pháo phát ngang người. Pháo tiện tứ chi. Chết trong trận đánh giáp lá cà không cân sức. Và đói, và mưa làm sập đường, nước ngập lút cát ngầm, nên bên ngoài không tiếp tế vào được. Gạo của cả đại đội chỉ còn tính từng bát. Đến bữa hái từng ôm rau môn thục, rau tai voi, và một thứ rau có vị ngọt mà lính ta gọi là rau mì chính, rồi độn thêm ít gạo như rắc lá phép: Nấu cháo húp. Người nào người ấy gầy hóp lại, không còn đoán ra tuổi. Ai cũng mắt trắng môi thâm vì sốt rét. Hạnh phúc lúc ấy thật đơn giản là được ăn một bữa cơm no, ngủ có chiếu và buộc màn thật căng bốn góc.

Hàng ngày chính trị viên Thông phải trực tiếp điều hành công việc ở khu vực hậu cứ đặt bên bờ suối dưới chân đồi. Một buổi sáng địch câu pháo phạt sạch cây cối, rồi máy bay lên thẳng đáp xuống đổ quân ngay dưới chân đồi bên bờ suối đúng chỗ đại đội đặt hậu cứ. Một trận đánh giáp lá cà giữa bọn lính dù, lính thủy đánh bộ của địch với những người chưa quen đánh bộ binh của ta, gồm tất tật anh nuôi, quân khí, y tá và mấy chiến sĩ đang ốm do chính trị viên Thông chỉ huy.

Biết bên ta không cân sức, Chỉnh dẫn một tổ cắp AK từ đỉnh đồi băng xuống. Nhưng chưa tới nơi thì chiếc HU – 1A đã cất mình lên, hối hả bay về Huế. Mắt Chỉnh hoa lên choáng váng khi anh nhìn thấy một… hai… ba… bốn thi thể chiến sĩ ta nằm ngổn ngang. Nắng sớm chiếu trên những vũng máu chảy đẫm bên người. Không nhìn thấy chính trị viên, Chỉnh gào lên, giọng khản đặc:

– Anh Thông! Anh Thông đâu rồi?

Nghe tiếng Chỉnh, cậu chiến sĩ quân khí bò từ trong bụi cây. Một cánh tay bị thương, cậu ta bị cuốn bằng cả chiếc áo lót màu đất thó to xù. Cậu khóc nức lên:

– Đại đội trưởng ơi, chính trị viên chết rồi! Chính trị viên tự sát rồi!
– Cái gì? Mày bảo cái gì? Hả?

Chỉnh nhảy bổ lại, hỏi như quát. Cậu chiến sĩ càng khóc rống. Cậu tức tưởi kể:

– Quân địch đông quá. Chính trị viên Thông chưa kịp bố trí đội hình, thì chiếc máy bay lên thẳng đã hạ xuống như mọt cơn bão. Địch từ trong đó nhảy túa ra. Trong khi ấy hai chiếc khác vẫn bay sát ngọn cây, thấp và khuất đến mức súng đặt trên đồi không hạ nòng bắn được. Cả khu rừng náo loạn như bị nhồi vào giữa cơn lốc. Đạn bắn thẳng, cối cá nhân của địch từ trên bắn xuống, từ chiếc máy bay vừa hạ bắn ra như tung một trận mưa lửa. Ta bị mất chủ động ngay từ đầu. Khi phát hiện ra khẩu pháo mới chữa đang để trong ụ làm dự phòng, đám lính dù llên nhào vào như hổ đói thấy mồi. Chúng hò nhau lôi ra đưa lên máy bay. Một tốp khác vội vã khiêng hai thằng chết, một thằng bị thương lên theo rồi máy bay nổ máy, bộ cánh quạt chém giồ ào ào cuốn bụi đất và lá cây mù mịt. Mấy thằng lính táo tợn còn định kéo một tử sĩ của ta lên máy bay. Chính tri viên Thông từ bên kia bờ suối nhào sang xả AK. Anh bắn bị thương một thằng nữa. Chúng vừa bắn lại vừa dìu nhau nhảy vội vào khoang eửa sắt. Chiếc HU – 1A cất mình ngay lên khỏi mặt đất. Đạn từ máy bay vẫn vãi ra như trấu. Tất cả những việc ấy bọn địch làm rất nhanh. Phải nói là chúng khá thành thạo. Đến mức khi cả ba chiếc máy bay đã khuất trên đầu rừng, thì một vài người ít ỏi sống sót ở hậu cứ mới thấy hết vẻ khốc liệt của trận đánh chớp nhoáng.

Chính trị viên Thông người đây bụi đất vàng khè, đầu không mũ chân tập tễnh đi quanh khu hậu cứ nhàu nát, khét sặc mùi thuốc súng, mùi nhựa cây đắng hắc. Vừa đi anh vừa len rẩm: Chết hết rồi! Chết hết rồi! Trời ơi! Anh cúi xuống nắn tay chân, vuốt quần áo từng liệt sĩ, miệng nói khảo khảo như dặn dò điều gì. Đến khi tới chiếc hầm cất khẩu súng dự phòng, Thông mới sững người ra, đứng như trời trồng. Vì lúc địch cướp khẩu súng, Thông đang cùng hai chiến sĩ nuôi quân chống trả với đám lính rằn ri bên bờ suối, cạnh mấy ruột tượng gạo. Thế là anh đã để lọt vào tay địch vật quý nhất của người lính. Dạo ấy địch ra rả trên đài, trên báo về thành tích bắt tù binh, thu vũ khí Việt cộng. Từ cái bình tông, cái mũ cối của ta, chúng vớ được, cơ quan chiến tranh chính trị của chúng cũng mang ra triển lãm, rồi dựng lên những trận đánh rùng rợn để khuếch trương chiến quả. Vậy thì cả một khẩu súng vừa chữa xong này, chúng sẽ ầm ĩ thế nào?

Thông bỗng đưa tay lên bứt tóc, đấm ngực, giọng khản đặc đau đớn:

– Chết hết rồi! Mất hết rồi! Thế này thì còn sống làm gì! – Và sự khủng khiếp đã đến! Cậu chiến sĩ quân khí lúc ấy vừa bò lên khỏi một hố đất, gọi líu lưỡi Chính trị viên, em đây! Nhưng một phát súng ngắn đã nổ đánh đoàng!

Chính trị viên Thông đổ người xuống một bờ hào. Người chiến sĩ quân khí hét lớn và cũng ngã vật ra.

– Phải im ngay! Phải khâu ngay miệng lại! Tuyệt đối không được nói chuyện này với ai nghe chưa? – Chỉnh nắm áo cậu chiến sĩ quân khí dặn dò mà như quát nạt. – Coi như anh Thông hy sinh vì đạn giặc nhớ chưa?

Người chiến sĩ thề sẽ ngậm miệng suốt đời! Dù còn trẻ, nhưng anh thấy hết sự nghiêm trọng lâu dài trong việc tự kết liễu đời mmh của chính trị viên Thông.

Chỉnh thay mặt cấp ủy và ban chỉ huy đại đội báo cáo sự thiệt hại của bộ phận hậu cứ với các tổ chức cấp trên. Tuyệt nhiên không ai nghi ngờ gì về cái chết của chính trị viên Thông. Địa phương và gia đình nhận được giấy báo cáo vào cuối năm ấy đã làm lễ truy điệu trung úy Bùi Đức Thông hy sinh anh dũng trong chiến dịch Quảng Trị. Cho đến mái sau này Tùng nhập ngũ anh mới hiểu được sự thực về cái chết của bố mình trong một dịp tình cờ…

Ngay sau mùa hè đỏ lửa ấy, Chỉnh cùng đơn vị phối thuộc vào sâu hơn. Làm một lèo cho tới 1975, anh cùng đơn vi đánh thốc từ trên cao nguyên xuống Nha Trang. Đến khi đã hoàn toàn im tiếng súng, những người lính trận từ khắp các cánh rừng đổ về với nước da sốt rét bợt bạt, áo quần cũng bợt bạt. Trên người lỉnh kỉnh búp bê, cả những anh lính trẻ, chưa biết mùi vợ cũng búp bê vắt vẻo trên chiến ba lô? Và khung xe đạp. Chỉ có thế. Những thứ quà nghèo nàn, trông vừa thương vừa tội như chính những chủ nhân đang vô cùng hăm hở kia.

Trên chốc ba lô của tiểu đoàn trưởng Chỉnh cũng có một con búp bê váy áo sặc so và vài tấm vải may quần áo phụ nữ. Anh chỉ nhận được thư của Lạc ngày mới vào chiến trường Trị Thiên. Một lá thư da diết mùi chăn gối vợ chồng. Lạc nói cô nhớ những ngày sum họp, những đêm ái ân đến bồn chồn cả người. Đọc thư vợ Chỉnh bâng khuâng đến nao cả lòng. Anh không dám cho ai đọc, kể cả Thông. Bởi những lời lẽ sướt mướt ấy bấy giờ người ta kiêng kỵ lắm. Chỉnh không trách, mà chỉ thương Lạc vì quá đậm tính đàn bà, thiên về tình cảm, giờ phải xa chồng đằng đẵng kể cũng tội.

Chỉnh về tới nhà đã nhập nhoạng tối. Căn nhà trên một gian hai chái, kiểu nhà từ cổ xưa, mái lợp lá cọ gió khua xào xạo Tối mò và im lìm lim. Dưới cái túp dùng nấu bếp, lửa lom đom. Nghe tiếng gọi, bà Đỗ còng gập lưng như người đi ngang lập cập bước ra. Khi cặp mắt bạc mờ như khói của bà đã nhận ra Chỉnh, thì bà ngã xuống òa khóc, nói như lạy người con rể có tấm lòng quý hóa hiếm thấy:

– Tôi có lỗi với anh! Tôi có lỗi với anh? Tôi đã không bảo được nó không dạy được nó để nó hư thân mất nết, nó không biết tấm lòng vàng của anh.

Lạc đã bỏ đi với chủ nhiệm cửa hàng từ tháng trước. Cô nói với bà Đỗ là cô không thể gặp Chỉnh được. Anh hãy coi như mình chưa vợ! Chủ nhiệm cửa hàng cũng bỏ cả vợ con để ném mình vào gió bụi cùng với Lạc. Anh ta đã bị khai trừ đảng và thôi việc khi ông Đáng nghỉ bí thư. Lạc cũng không được giữ trẻ từ lâu. Nhưng đôi sam ấy vần không ngán, như là đến bước ấy thì phải bám vào nhau để sống Họ dắt nhau lên tỉnh.

Không ai biết họ ở đâu và sống bằng gì chỉ đoán chắc chủ nhiệm cửa hàng cũng phải có lưng vốn kha khá, nên họ mới dám đánh cuộc với đời như thế. Khi bà Đỗ mất được hơn hai tháng, và lúc ấy Chỉnh đã lấy cô gái vẫn người Giếng Chùa, một nữ quân nhân chuyên nghiệp phục viên, tuổi đã cứng, nhưng là người thật tốt, thì Chỉnh lại nhận được tin về Lạc?

Vì đám ma bà Đỗ, Chỉnh đã cùng dân làng lo liệu rất chu tất, bởi lúc này Chỉnh đang dự một lớp tập huấn của quân khu rất gần nhà. Sắp đến cúng một trăm ngày bà Đỗ, Chỉnh bỗng nhận được giấy báo ra bưu điện nhận tiền. Anh đã nhận năm trăm ngàn đồng từ Sài Gòn gửi ra. Với số tiền ấy bấy giờ có thể dựng được một cơ đồ. Cùng với tiền là lá thư của Lạc, có viết mấy dòng ngắn ngủi: Em biết anh đã hết lòng với u em.

Thời buổi này được người như anh chả có nhiều! Với anh, em có tội lớn, nên bây giờ em rất mừng cho anh. Em biết cô ái là người tốt từ bé. Em gửi ra số tiền mọn này cảm phiền anh trang trải hộ em với những ai mà u em đã vay, chứ em không dám trả công anh. Ở trong này em đã có một sạp hàng để sinh sống. En không ở với anh Túc, chủ nhiệm cửa hàng trước đây nữa, vì anh ấy chỉ muốn có con giai mà em thì hóa ra là người vô sinh. Chả lẽ giời phật đã bát tội em! Thôi trăm lạy anh! Ngàn lạy anh!

Chỉnh bàng hoàng cả người. Sao cô lại biết rành rẽ đến thế? Cứ như ma xó! Ồ phải, xã này đã có mấy người chuyển vào trong ấy. Họ ra vào buôn bán như đi chợ. Chim nhớ tổ, cá nhớ đàn, Cô ấy đâu phải đã là người hỏng cả. Chỉnh cứ nghĩ vẩn vi mãi. Đấy là lá thư và tin tức cuối về Lạc. Bây giờ đến ngày giỗ bà Đỗ, vợ chồng Chỉnh vẫn làm cỗ thắp hương để tưởng nhớ bà…

– Cứ yên tâm, đừng lo lắng quá, tao cam đoan là cái Đào nó vẫn yêu cậu! Tính kỹ đi, cậu gặp nó ở chỗ nào? Vào lúc nào? Để tao sẽ gập nới chuyện với nó. – Trung tá Chỉnh đang đóng vai người hướng dẫn viên cho thượng sĩ Tùng. Mặt anh chàng thất tình đã tươi lên, lắp ló hy vọng. Nhưng rồi Tùng xua tay ngay.
– Nhưng mà chưa thể gặp hắn được chú ạ. Hắn bướng bỉnh lắm! Gặp chú hắn sẽ không nói gì, thậm chí còn vui vẻ nhận lời gặp cháu. Nhưng thấy mặt cháu là hắn sẽ dồn ngay: Anh bỏ ngay cái trò nhờ vả mối lái ấy đi! Việc gì anh phải thở than với ai? Anh tưởng thày u tôi báu họ hàng nhà anh lắm đấy à! Vân vân! Đại khái sẽ thế đấy chú ạ! Tính khí hắn cháu biết lắm! Thôi hãy cứ để thư thư!

Uống một chén nước chè hãm đặc trong bình tông, Tùng hẹn hôm nào ông Chỉnh giỡ gạch, anh sẽ giúp một tay, đoạn đứng ra về. Nhìn cái dáng đậm chắc của Tùng mờ dần dưới chân đôi, ông Chỉnh chợt nhớ cái hôm Tùng ở đơn vi về tranh thủ đã sùng sục đến tìm ông.

– Chú có nhớ anh Liêm là chiến sĩ của đại đội chú không?

Khi cô ái vừa xuống bếp, Tùng ngửng lên hỏi. Ông Chỉnh bỗng chột dạ. Chiến sĩ dưới quyền ông có đến hàng trăm, nhớ sao xuể? Nhưng riêng Liêm thì ông nhớ. Bởi vì ông đã giao hẹn với Liêm là phải kháu mồm lại! Liêm là anh chiến sĩ quân khí ấy? Thế mà hắn đã thất hứa rồi! Đã cắt chỉ khâu đi rồi? Màn bí mật đã được vén lên!

Ông Chỉnh vờ ngạc nhiên:

– Liêm nào nhỉ? Đã bao nhiêu năm, ai mà nhớ hết tên chiến sĩ trong đơn vị mình.
– Anh Liêm trước làm quân khí trong đại đội của chú với bố cháu Bây giờ anh áy đang làm chủ nhiệm hậu cần của trung đoàn cháu! Tùng hạ giọng, mắt chơm chớp nhìn xuống.

Thế là đột ngột ông Chỉnh nổi cáu ông hỏi dồn:

– Thế thằng Liêm nó dọa mày những gì? Nó muốn chứng tỏ cái gì? Đến nước này thì tao phải lên tận nơi đốp vào mặt nó! Chính nó là thằng sợ lên trận địa nhất, cho nên viện mọi lý do là súng hỏng hóc phải mang xuống hậu cứ để chữa cho yên tĩnh. Đã mấy lần tao với bố mày vặc nhau vì nó. Bố mày thì chỉ sợ nó chết vì lúc ấy chỉ còn mình nó là biết sửa chữa. Tao thì muốn đưa nó lên chốt để có gì sửa chữa ngay trận địa. Nó đã ỷ vào bố mày để nằm ở hậu cứ. Thấy mặt tao là nó lảng, nó tránh. Bây giờ nó định lên mặt cái gì? Nó muốn đảo ngược cái gì?

Tùng hốt hoảng:

– Không, anh ấy có nói gì đâu. Khi biết cháu anh ấy nói chuyện riêng thế thôi.

Ông Chỉnh vẫn giận đến run cả tay.

– Nhưng về cứ nói đại đội trưởng của nó mà lính tráng vẫn gọi là Chỉnh húc ấy, vì tao học hành ít, đánh nhau cứ lấy cái gan lỳ ra húc, rằng lão Chỉnh húc chưa chết đâu! Chớ có vừa khỏi vòng đã cong đuôi? Thất hứa với tao là không xong đâu! Còn mày không việc gì phải cắn rứt. Lương tâm là cái khỉ gió gì? Chả nhẽ người dám nhận cái chết giữa trận tiền lại không có lương tâm? Bố mày đã hy sinh như những người hy sinh hôm ấy, nghe chưa?

Quả nhiên ông Chỉnh không thấy Tùng nhắc lại chuyện đó nữa. Ông Chỉnh lại với cái chai, chiêu một ngụm nữa. Người nửa nằm nửa ngồi, mắt lim dim gà gà. Chỉnh bỗng nhớ đến Thông, và lại thầm hỏi sao anh ấy lại xử sự hấp tấp thế hả? Quá uất ức vì tổn thất của mình, hay anh ấy sợ trách nhiệm? Sự đời thật tai quái. Nhiều thằng chẳng có trách nhiệm gì, chẳng nghĩ đến ai khi giáp mặt cái chết, thì bây giờ thì sống quá vung vinh.

Đi đâu nó cũng trương cái mác đã qua chiến trường để được mọi người nể trọng, bắt xung quanh phải có trách nhiệm với hắn! Như thằng Quản ấy, cái thằng xạ thủ phục phịch đã ba lần đái ra quần khi máy bay lao xuống quá thấp. Vì dạo ấy đạn tiếp tế chưa vào được, gạo phải ăn dè và đạn cũng phải bắn dè. Chỉnh quyết định phải để máy bay xuống thật thấp, rồi nghe lệnh anh mới được nổ súng.

Thấy máy bay lao xuống cứ như cắm vào đầu mình, chưa kịp bắn những viên đạn lửa, thì cái súng phun nước của Quản đã phóng ra ướt đẫm quần! Những ba lần! Ấy vậy mà vài năm sau khi về tỉnh đội, Chỉnh đã thấy Quản chẫm chệ ngồi ghế phó phòng rồi! Nghe nói Quản luôn luôn khoe đã qua chiến dịch đường 9, chiến dịch Quảng Tri. Mấy trợ lý lính cậu hốt Quản ra mặt!

Còn Liêm, khi Chỉnh và Liêm khâm liệm Thông và những người hy sinh hôm ấy, Liêm cứ run cầm cập. Rồi Liêm cáo ốm nằm bẹp đến hai ngày trong hầm. Sang ngày thứ ba, đang đánh nhau thì một khẩu súng bị tắc, Chỉnh xuống hầm lôi Liêm ra, chỉ vào chỗ súng hóc, bảo: Chữa đi, tao đứng che đạn cho mày đây rồi! Giờ Liêm đang là thiếu tá chủ nhiệm hậu cần trung đoàn, nghe nói béo tốt lắm và cũng hay khoe cái tem đã từng vào sống ra chết với lớp đàn em. Liêm có hứa với Tùng là sẽ về thăm Chình, nhưng chờ mãi không thấy. Hay Liêm vẫn ngại Chỉnh húc?

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Website chuyển qua tên miền mới là: truyensex.moe, các bạn muốn gửi truyện cứ gửi qua email [email protected] nhé!
Thông tin truyện
Tên truyện Mảnh đất lắm người nhiều ma
Tác giả Nguyễn Khắc Trường
Thể loại Truyện nonSEX
Phân loại Truyện xã hội
Tình trạng Truyện đã hoàn thành
Ngày cập nhật 10/10/2021 03:08 (GMT+7)

Bình luận

Mục lục truyện của Tác giả Nguyễn Khắc Trường

Liên kết: Truyện hentai - Truyện 18+ - Sex loạn luân - Sex Trung Quốc - Sex chị Hằng - Truyện ngôn tình - Truyện người lớn - TruyenDu.com - https://go88apk.app/ - ảnh sex - phim sex nangcuctv - Facebook admin

Thể loại





Top tác giả tài năng

Top 100 truyện sex hay nhất

Top 11: Cu Dũng
Top 14: Thằng Tâm
Top 20: Giang Nam
Top 22: Lăng Tiếu
Top 26: Số đỏ
Top 28: Thụ tinh
Top 40: Lưu Phong
Top 43: Miêu Nghị
Top 46: Hạ Thiên
Top 47: Tiểu Mai
Top 68: Xóm đụ
Top 86: Tội lỗi
Top 88: Bạn vợ
Top 90: Tình già
Top 95: Diễm
Top 98: Dì Ba