Thêm một đĩa rau thơm các loại ngắt vội trên tầng trên xuống. Tuấn lấy bánh hỏi khô ra trụng rồi nhúng bánh tráng cuốn chấm nước mắm. Các bạn người Nhật thì trụng bánh gạo rồi cho ra chén đổ nước vô ăn như súp. Nhưng rồi Mayumi và Meiko cũng bắt chước Tuấn nhúng bánh tráng bỏ ra đĩa cuốn với bánh hỏi và rau thơm ăn cho biết, không thể thiếu cọng hẹ dài bên trong. Hai cô vừa ăn vừa gật gù ồ à.
Hóa ra họ là đôi bạn thân làm chung văn phòng. Còn ba người kia lại là một nhóm khác, từng học chung và là người yêu của nhau thời trung học và đại học, giờ đều ly dị hết thì hẹn nhau đi chơi. Điểm chung của cả nhóm là đều quan tâm tới lịch sử một thời huy hoàng của Nhật Bản ở vùng Đông Nam Á, khiến quân Anh phải đầu hàng nhục nhã sau trận thủy chiến kinh hoàng ở Singapore, làm tù binh đày về Thái Lan xây cây cầu sông Wai.
Tuấn bèn kể thêm cho họ về phong trào Đông Du và những người Việt Nam ủng hộ nước Nhật mở cửa thức dậy sau trận thắng nước Nga cũng trên biển, hay như sự ủng hộ của Nhật dành cho đức thầy Huỳnh Phú Sổ của đạo Hòa Hảo, và một trong số những kỳ tích tạo ra chiến thắng Singapore là sân bay dã chiến ở Sóc Trăng để cho sư đoàn không quân của Nhật không cần hàng không mẫu hạm vẫn nhanh chóng băng qua vịnh Thái Lan đánh chìm hạm đội hải quân hùng mạnh của Anh.
Năm người họ tập trung nghe và càng lúc càng thêm hào hứng. Làm du lịch là vậy. Không phải cứ nhai đi nhai lại cái băng cát – xét nói những thứ mà ta cho là lời hay ý đẹ̣p, nhưng chẳng ăn nhập gì tới sự quan tâm của du khách. Người Nhật qua Việt Nam nhìn sự vật khác với người Mỹ, như kiểu tiếng Pháp khác với tiếng Nga vậy. Lúc nãy Tuấn đã kêu Ánh Lan chiết một chai rượu sake mang lên, đổ ra chai sành hâm uống bằng bộ ly đúng kiểu, khiến cho đoàn khách ngất ngây với thứ rượu truyền thống nhưng giờ đây chủ yếu lại chỉ còn sản xuất ở Mỹ mà thôi. Họ càng ngây ngất hơn khi biết rượu làm từ khoai trồng bên mé cồn bên kia, giờ đang lên ngồng tỏi. Anh chàng sành uống nhất trong đám thắc mắc là tại sao trong rượu lại có được chút xíu hương hoa đào, nhưng Tuấn chỉ mỉm cười bí ẩn.
Xong bữa tiệc mặn, Tuấn mời mọi người ra vườn chơi. Ngoài đó Ánh Lan đã pha sẵn một bình chanh muối đá mát lạnh, cùng mớ bánh bò bánh tiêu bánh da lợn các loại bày ra trên một chiếc bàn nhỏ. Bước vô ai nấy cũng òa lên. Meiko rơm rớm nước mắt bấu lấy một bên tay, còn Mayuma thì buông tay kia chạy tung tăng trên thảm cỏ, rồi làm động tác như đang múa quạt trong bộ kimono. Anh chàng sành rượu quay ra Tuấn đưa ngón tay cái lên đầy khâm phục, rồi quay lại hôn cô bạn sau khi anh kia buông ra. Ba người họ quấn lấy nhau kéo vô góc xa hơn, chắc là lại tiếp tục mây mưa trong cơn sung sức của tuổi trẻ. Tuấn cười châm điếu thuốc ngồi hút nằm nhìn hai cô gái của mình nếu thử các loại bánh và nhấm nháp món giải khát gây nghiện của Việt Nam. Bầy công bị mấy người kia làm cho sợ hãi bước qua góc bên này, rồi tự nhiên con công đực xòe cánh ra rực rỡ dưới ánh nắng khiến Meiko ồ lên xúc động và chụp hình lia lịa. Mayumi ôm qua người rúc vô nách Tuấn, nhịp tim đập thình thịch vì xúc động trước cảnh tượng có lẽ là nơi bồng lai tiên giới chi đó. Lúc sáng chỉ nghe theo Meiko mà ở lại, còn bây giờ thì muốn không phải chỉ ở lại thêm 24 tiếng đồng hồ như kế hoạch ban đầu nữa.
Chiều xuống, Tuấn dắt mấy người bạn Nhật quay trở lại chòi cá, bây giờ đã được dọn dẹp chuẩn bị lại thành quầy buffet cho đoàn khách mới tới coi dỡ chà con nước ròng chiều nay. Nước xuống không còn câu được nữa nên anh chỉ cho hai người đàn ông cách quăng chài. Chài là một tấm lưới kiểu như cái lồng bàn, hay bạn nào chưa bao giờ nhìn thấy lồng bàn che ruồi cho đồ ăn thì hình dung nó ra giống như cái dù bằng lưới vậy. Vòng quanh viền là mấy cục chì, mà mấy người ít tiền thì dùng sên xe máy bỏ đi quấn cũng được. Nếu chỉ có vậy thì chưa đủ, mà bên trong cái viền may thành những cái túi lớn. Khi quâng chài xuống sông thì lưới chì sẽ bám sát đáy. Cá tìm đường chạy ra ngoài thì chui luôn vô lưới. Chài quăng xuống thì bung tròn ra, kéo lên thì chụm lại có cá sẽ phồng túi lên. Cái chài này nhỏ nên lên kiểu gì cũng có cá. Mấy con lòng tong hay ngon nữa là cá linh thì chút xíu tẩm bột chiên giòn, còn cá bột, tức là cá bự còn non thì cho vô thùng nước rộng, thả vô mương mai mốt lớn lưới lên ăn.
Ba người họ say mê quăng chài rồi gỡ cá, ai cũng lỡ đà rớt xuống sông một lần. Đám khách bữa nay tha hồ coi và cùng cười. Tuấn bê máy gắn qua xuồng bé Dung để Mayumi thoải mái ngồi ở giữa, mà trong khoang cũng có sẵn nước để rộng. Meiko thì thích ngồi vắt vẻo trên đầu thuyền, thò chân xuống vung vẩy dưới nước. Bơi qua bên kia kéo lưới từ từ về bên này. Bữa nay đoàn khách này hên, được thêm bonus coi vừa chài vừa lưới vừa giăng câu đủ kiểu hết. Lưới giăng chơi mà cũng được mấy con cá mè. Còn giăng thì khỏi phải nói, quá xá là tôm đủ các loại. Đám đàn ông Việt Nam mua sạch lên nướng ăn, giá rẻ bèo mà cũng được hơn triệu bạc. Meiko sung sướng thu tiền của khách rồi đưa hết cho Hường. À, mà cũng cần phải nói thêm cái giăng này bắt tôm nên xài chì cho nó chìm xuống đáy, chứ còn muốn cá thì buộc phao cho nổi lên trên, lưỡi câu móc mồi lơ lửng cách mặt nước độ dài tùy ý thích và loại cá. Người ta lấy luôn mấy cọng lục bình buộc vô làm phao, vớt lên thì quăng luôn. Nhưng giăng câu kiểu này gặp cá lớn dễ bị nó bơi cuốn vô đâu đó khỏi gỡ ra luôn.
Còn một kiểu bắt cá nữa cũng vui lắm là lúc nước xuống thì đóng cọc xuống rồi chạy lưới dài dọc theo bờ, gọi là đăng. Hơi giống chà nhưng dài hơi hơn và ngày nào cũng chơi được. Mai mốt hết chà Tuấn sẽ dùng một vuông nhỏ chơi kiểu này cho du khách tới coi. Lúc nước gần cao nhứt thì bỏ đồ ăn vô dụ cá rồi kéo đăng lên cho chúng khỏi chạy. Tới hồi nước cạn trơ lại trên bờ hay rúc xuống bùn chờ người vô mò bắt.
Nhưng mà bây giờ để yên cho đám khách du lịch quay phim chụp ảnh cảnh dỡ chà, Tuấn dẫn Meiko và Mayumi cùng ba người bạn kia vô trong mương chơi trò câu cá bống. Ở miền Tây thật ra có vô vàn loại cá khác nhau, không phải ai cũng biết hết tên đâu. Ngay như cá lóc cũng lóc đen lóc hoa, hay cá trê thì trê vàng trê bông, cùng giống nhưng chia thành vô số loại khác nhau. Như cá rô đó, có rô phi tức là giống bên Philippines nhập qua hồi đó nuôi giờ tràn ra sông, hay rô đồng, rô lai v. V. Ngay như giống cá lau kiếng người ta nuôi để dọn hồ cá, giờ ra sông cũng thành một loài mới, trông ghê ghê nhưng lột bỏ da rồi lóc thịt xay ăn cũng được lắm.
Trong mương ở khúc ngoài khá sâu trồng dừa nước, rất nhiều cua và tép sinh sống, là ổ của cá bống dừa, cùng một nhóm với cá bống kèo hay con bống trong truyện Tấm Cám. Hồi xưa miền Tây vô vàn loài vật dưới nước, nhưng bây giờ bớt nhiều một phần là tại các thứ thuốc gọi là bảo vệ thực vật nhưng phải nhớ tên đúng của nó là thuốc trừ sâu, hay thuốc diệt cỏ v. V. Làm chết hết mọi loài vi sinh vật không chỉ trên bờ mà khi xuống nước thì triệt luôn nguồn thức ăn của các loài tôm tép nhỏ kéo theo là biến mất luôn các loài cá từ nhỏ tới lớn.
Vườn của Tuấn không dùng bất kỳ loại thuốc nào hay phân bón hóa học, lại có sẵn nguồn phân heo tự nhiên hầu như không ăn cám, cùng các loại trái cây giàu bổ dưỡng loại ra quâng xuống, cho nên mấy cái mương nước đều đầy cá hết. Chưa kể thỉnh thoảng như hôm nay thả chài bắt được cá bột thì cũng thả vô luôn. Nói vòng vèo vậy để cho bạn đọc hiểu rằng sát cá nhiều khi không phải là biết cách bắt được nhiều cá mà là biết cách tạo ra trận đồ dẫn dụ cá vô ăn mồi hay giỏi hơn nữa là môi trường cho cá sinh sôi nảy nở.
Chặt mấy cây trúc nhỏ nhẹ chừng 1m làm cần, Tuấn đưa cho mỗi người tự buộc dây và lưỡi câu của mình vô đó, rồi lấy cái xẻng xúc đám bùn lên bắt mấy con cua, đập ra buộc vô túi lưới do dậy mùi mà cá không ăn được, quâng vô hai chỗ thường ngày hay quăng ruột cá móc bỏ xuống đó. Xong đoạn mới ra chỗ thấy mấy con ốc hồi trưa lượm một mớ, đập vỏ lấy phần đuôi cho mọi người móc vô lưỡi câu. Tới đó thôi là bắt đầu thấy cá bống kéo vô bu quanh chỗ gói đồ ăn, tức tối móc rỉa mà không táp được, thả cần xuống là dính luôn.
Cả hội chia thành hai nhóm giật lấy giật để sung sướng vô cùng. Ba mươi phút thôi là được gần hai chục con. Xong rồi gom cần lại bỏ đó mai mốt cho người khác chơi, Tuấn xách bao cá dắt cả đội men theo theo bờ đất đi tìm rau về chút nữa qua bên cồn ăn với cá bống kho tiêu. Mé này là rau muống nước, chọn hái chỉ đọt non thôi. Bên kia là bông súng, khác với bông sen, ăn không ngon bằng nhưng luộc lên chấm mắm thì bá cháy. Góc kia trái xoài xanh, mé nọ trái ổi. Trên Sài Gòn không biết đói khát sao mà người ta còn ăn luôn lõi lục bình đóng chai nữa. Tuấn không thích nhưng cũng cắt vài cây cho khách ăn cho biết. Rau tập tàng là tất cả những thứ gì có thể ăn được, của người nghèo, nhưng cuối cùng lại trở thành những thứ không thể thiếu được trong một món gì đó, như lá giang cho gà, lá lốt cho bò, lá chanh cho bì heo.
Ngang qua cây điên điển, Tuấn giới thiệu luôn rồi ngắt một mớ, thêm mấy cái bông so đũa bên nhà ông Tài, và kết thúc bằng bông bí bên nhà Cúc. Qua bên cồn thì có thêm đọt lang và đặc biệt là ngồng tỏi, thứ vô cùng mắc bên Nhật Bản. Bên dưới mé nước Tuấn đang nhân giống đám cần nước, mai mốt sẽ là hàng chiến lược câu khách Hàn Quốc. Xong rồi là cả đám tự rửa rau bày lên đĩa, lấy bia trong tủ ra tự uống, coi Tuấn kho cá bống. Thật ra thì chỉ có rửa rồi ướp nước mắm sả ớt chừng 15′ cho ngấm rồi cho vô nồi kho cùng với tiêu xanh tiêu khô lẫn lộn. Thêm chút xíu xả nữa và chín rồi thì bỏ thêm tóp mỡ phần lẫn thịt nạc vô. Trời ơi kể lại mà nó cũng đã đủ chảy nước miếng rồi, nói chi tới mấy người khách bật cái nồi nước liu riu lên luộc rau, vừa chín tới là nhấc ra bỏ lên dĩa chắm ăn. Từ từ. Chầm chậm. Tới đâu luộc thêm tới đó. Ngắm đoàn khách bên kia. Nhìn dòng nước chảy. Nghe tiếng ghe chạy khúc mé sông bên kia. Hưởng cuộc sống thanh bình.
Bản thân rau xanh và trái cây đã là thứ mắc tiền bên Nhật Bản rồi, qua đây ăn thả cửa, mà nồi cá kho Tuấn còn cho thêm chút tương Nhật vô nữa, cho nên tính ra luộc có tới hơn chục nồi rau. Ngồng tỏi ngắt bỏ đi để cây đừng ra hoa dồn sức cho củ, vậy mà bên đó một khay ba nhánh thôi là cả chục đô. Vậy mà tối nay ăn thả cửa luôn. Một hồi sau thì quậy bột chiên tempura, chỉ có một củ hành tây thôi, nhưng cắt ngang ra rồi lấy từng khoanh từng khoanh một nhúng vô. Rồi khoai lang nữa, cắt miếng mòng mỏng phải nói là nó ngon gì đâu. Mấy người khách Nhật bên kia sông cũng được cho qua bên này ngồi ăn chung, thích quá trời luôn. Chỉ có một đôi vợ chồng già thôi mà chơi nguyên một két bia luôn. Say rồi cả đám hát hò gì mà koibito yo sayonara náo động nguyên một khúc sông. Tối nay không có nhạc công, mà hết người này tới người kia tìm bài trong điện thoại mở karaoke ra vui quá trời. Cái micro không dây mang qua bên này vẫn bắt được, hát qua hát lại quá xá đã.
Mà đó, cái chữ này cũng xuất phát từ bên Nhật qua. Kara là tự động, còn oke không phải là O. K. Như tên bao cao su nổi tiếng nhỏ ở Việt Nam đâu, mà là chữ tiếng Nhật nhập từ bên tiếng Anh qua, khởi đầu của chữ orchestra có nghĩa là ban nhạc, hay trước đó nữa là thuật ngữ tiếng Pháp orquestra chỉ cái gì đó tập hợp lại như dàn nhạc giao hưởng vậy. Tức là bên đó để tiết kiệm tiền chi phí trong quán rượu, người ta chỉ thuê một hai ca sĩ thôi, còn thì cắt giảm ban nhạc và thay bằng mấy cái máy đệm nhạc tự động. Dần rồi thì dàn máy karaoke là thứ không thể thiếu được từ Ý cho tới Anh, Mỹ, Philippines, và giờ là mấy bộ dàn loa kẹo kéo kết nối bluetooth với điện thoại di động bên Việt Nam.
Và rồi thì tới một hồi thì cuộc vui nào cũng phải có lúc tàn. Đám khách bên kia cũng đến lúc phải về khách sạn, trả lại yên bình cho một góc sông. Tuấn chiếm cùng hai cô bạn người Nhật ngủ lại bên này, dặn bé Dung về bên kia ghép hai tấm đệm cùng hai cái mùng lại làm chỗ ngủ cho ba vị khách kia, rồi vô trong chỗ phòng lab hay qua ngủ với Ánh Lan bên nhà Cúc. Hai cô gái Nhật thích thú nằm nghe tiếng dế tiếng ếch nhái tiếng cá quẫy trong đêm rồi thiếp vào giấc ngủ ngon. Bên trong chòi thì ba bạn trẻ hứng tình kia quần nhau chắc cũng phải tới sáng, trần truồng lăn ra ngáy không còn biết trời trăng gì, tới lúc con Dung dậy cho vịt ăn tấn lại mùng cho muỗi khỏi cắn cũng không biết, vẻ mặt hạnh phúc tràn trề trên mắt trên môi mỗi người.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mùa anh đào năm ấy |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện bóp vú |
Tình trạng | Truyện đã hoàn thành |
Ngày cập nhật | 11/04/2021 01:35 (GMT+7) |