Phương Tiến Giang vốn nghĩ đưa Phương Cách tới huyện An ở bên cạnh Hạ Tưởng, nhưng không ngờ cục diện lại thay đổi. Hạ Tưởng bị điều đến văn phòng tỉnh ủy. Vì vậy Phương Cách tạm thời lưu lại thành phố Yến. Có lẽ một thời gian nữa hắn sẽ “ngủ gật” ở thành ủy. Công việc của hắn cũng nhàn lắm. Sau khi không làm thư ký cho Lý Đinh Sơn, tạm thời hắn làm ở phòng thư ký văn phòng thành ủy. Bình thường cũng không ai giao cho hắn một công việc gì cụ thể. Hạ Tưởng sắp kết hôn rồi, hơn nữa lại có Lam Miệt nữa, nên hắn cũng có đủ lý do để hàng ngày có việc vặt vãnh để làm.
Căn phòng mới của Hạ Tưởng màu sắc rất thanh nhã, đồ gỗ được chọn màu sắc cũng rất bắt mắt.
Cũng may, Tôn Hiện Vĩ và Phùng Húc Quang không đưa đồ đến, vì theo con mắt của hai người này, nếu có đưa đồ đạc đến cũng là những vật dụng phù hợp với sở thích của những người trung niên thôi. Tuy nhiên, họ cũng cảm thấy có chút buồn bực vì Hạ Tưởng không nhận lễ vật của bọn họ. Họ đưa phong bì, nhưng bị Hạ Tưởng từ chối.
Hạ Tưởng không thiếu tiền, thật ra nếu tính ra, nói không chừng lại còn giàu hơn cả hai người bọn họ. Hắn lại cảm thấy nếu là bạn tri kỷ của nhau thì có thể nhận đồ vật còn nhận tiền thì khách khí quá. Cuối cùng, Tôn Hiện Vĩ và Phùng Húc Quang hai người cũng không bàn bạc, lại không hẹn nhau mà cùng tặng một cặp đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng, ngụ ý là hãy trân trọng thời gian.
Hạ Tưởng vừa thấy nhãn hiệu đồng hồ Rolex, xem ra thì cũng cỡ ba bốn mươi ngàn tệ trở lên, thì phần nào cũng hiểu tâm tư của hai người, nếu không nhận thì không được, nên đành phải nhận. Cũng may, trong lòng hắn cũng có tính trước, hắn và Tôn Hiện Vĩ, Phùng Húc Quang đều có mối thâm giao với nhau, chưa từng có hiềm khích về tiền bạc bao giờ. Từ trước đến nay vẫn vừa là chỗ hợp tác làm ăn buôn bán, vừa là chỗ bạn bè thân thiết. Một cặp đồng hồ đeo tay cũng coi như là một lễ vật giao lưu giữa bạn bè với nhau.
Một lúc có tận hai cặp đồng hồ, Hạ Tưởng liền tính đem tặng một cặp cho Hạ An để làm lễ vật kết hôn của họ.
Lý Hồng Giang cũng đưa lễ vật đến.
Đừng nghĩ Lý Hồng Giang tính tình cẩu thả, thực ra cũng suy nghĩ chu đáo. Hắn tặng Hạ Tưởng một mảnh đất ở khu Yến Phong vùng ngoại thành, cũng không lớn lắm nhưng cũng đủ xây một căn biệt thự nhỏ. Hạ Tưởng muốn từ chối, Lý Hồng Giang liền nổi nóng:
– Tôi biết người khác đều tặng anh lễ vật. Tôi không dám đưa tiền vì sợ mọi người sẽ nói tôi là đồ thô tục. Anh cái gì cũng có đầy đủ rồi, phòng ở, xe cộ đều có cả rồi. Nếu đưa anh gái đẹp thì sợ vợ tương lai của anh đánh tôi. Nghĩ tới nghĩ lui, tốt nhất là tặng anh một mảnh đất, đó là tấm lòng thành của tôi. Nếu anh không nhận đương nhiên là không nhận tình cảm của tôi rồi. Đất cũng không phải do tôi mua nữa, là do một người bạn làm ăn của tôi không sử dụng đến và chuyển nhượng cho tôi.
Hạ Tưởng suy nghĩ một chút rồi mỉm cười :
– Anh đưa tôi đất là tôi phải bỏ tiền ra xây một căn biệt thự rồi. Cũng là cái chỗ để sau này mọi người gặp mặt nhau phải không ? Cảm giác tôi được lợi, nhưng kỳ thực là tôi lỗ to đấy. Xây một căn biệt thự bao nhiêu tiền, anh thử tính toán mà xem.
Lý Hồng Giang biết Hạ Tưởng sẽ nhận, liền cười ha hả.
Hạ Tưởng giao miếng đất cho Tiêu Ngũ phụ trách xây một cái nhà đơn giản, không cần xa hoa, chỉ cần thấy thoải mái là được. Ý của Hạ Tưởng là biến nơi đây thành một nơi bạn bè có thể tụ tập. Về sau thành phố Yến kinh tế cũng rất phát triển, gần như chỉ trong một đêm xung quanh cũng mọc đầy nhà, và đó sẽ trở thành nơi mà bạn bè bằng hữu khi rảnh rỗi có thể tụ họp. Thật ra mà nói, người miền Bắc rất quan trọng nghi thức kết hôn.Cho nên bạn bè từ các nơi đều gọi điện chúc mừng quan tâm tới việc kết hôn của Hạ Tưởng và đều tỏ ý muốn tới dự đám cưới. Những người có quan hệ không tốt hoặc không đủ tư cách thì cũng hỏi là có thể thêm một số ghế để họ đến góp vui không. Hạ Tưởng rất dễ kết bạn, nhất nhất đều nhận lời.
Hôn lễ đã định tại khách sạn Yến Kinh. Ý đây là một chuyện tốt, chờ mọi người tề tựu đầy đủ chính thức tuyên bố. Ngày mà Hạ Tưởng kết hôn, khách sạn Yên Kinh cũng ngừng tất cả mọi hoạt động kinh doanh, tất cả chỉ làm một chuyện, làm thật tốt một đại tiệc cưới thịnh soạn.
Tề Á Nam xung phong nhận nhiệm vụ muốn đích thân đảm nhiệm tất cả mọi công việc trong tiệc cưới của Hạ Tưởng.
Thẩm Lập Xuân, Sở Tử Cao, Vương Lâm Kiệt đều có quà mừng. Dù quý hay không cũng là biểu hiện tấm lòng. Mấy người này đã ra tay thì không khách khí, Hạ Tưởng đều ghi nhớ hết trong lòng. Điều hắn không ngờ nhất là chuyện kết hôn đại sự của hắn đã kinh động đến Thành Đạt Tài. Thành Đạt Tài liền tự mình ủy thác cho Thẩm Lập Xuân chúc mừng và đưa quà mừng tới.
Hạ Tưởng mở ra món quà ra, vừa nhìn thấy quà, đã không thể không bật cười, không ngờ đó là cái bản đồ các dự án của tập đoàn Đạt Tài. Thành Đạt Tài thật đúng là một gã mang đầu óc cực kỳ thương nhân. Gã đưa bản đồ Tập đoàn Đạt Tài cho hắn, có ý khiến hắn hiểu được ý đồ khuếch trương của Thành Đạt Tài, đồng thời nhắc nhở hắn, để hắn ưu tiên những mưu đồ sách lược và chính sách phát triển ở những thời điểm thích hợp cho Tập đoàn Đạt Tài.
Sự thành công của làng du lịch huyện An, khiến Thành Đạt Tài nâng cao một tầm nhìn với hắn.
Thẩm Lập Xuân giải thích:
– Đây là tấm bản đồ phụ mà sếp Thành tâm đắc nhất. Không chỉ là bởi vì đó là tâm huyết của ông, chính sếp Thành đã tự tay đóng dấu vào đó, mà còn là là tấm bản đồ vàng, trục cuốn được làm bằng ngọc Phỉ Thúy. Giá trị rất cao.
Hạ Tưởng kỳ thật cũng nhìn thấy bản đồ không giống bình thường, nghe những lời Thẩm Lập Xuân vừa nói, hắn cũng cảm nhận được sự tín nhiệm của Thành Đạt Tài, liền để cho Thẩm Lập Xuân biểu thị sự biết ơn đối với sếp Thành .
Lão Cao và Lão Sử đều có quà mừng. Lão Cao tặng một bộ ” Tư trị thông giám”. Lão Sử thì tặng “Nhị thập tứ sử”. Cả hai lão không hẹn mà gặp đều tặng sách sử, có thể thấy rằng cả hai lão đều có ý muốn ủy thác cho hắn.
Sau những nhân vật trong giới công thương là bắt đầu là những bạn bè trong chốn quan trường tặng lễ vật.
Điều chính Hạ Tưởng cảm thấy không ngờ nhất là, người đưa quà tặng đầu tiên của huyện An, lại là Trương Kiện.
Trương Kiện tặng duy nhất một chiếc bút máy. Hạ Tưởng lý giải tâm tư của Trương Kiện. Trương Kiện là một người hắn đã tiến cử. Sau khí tiếp xúc với Hồ Tăng Chu, hắn nhanh chóng biểu lộ có ý dựa vào thị trưởng Hồ. Hồ Tăng Chu là một người ở thành phố Yến do không có người mà phải dùng. Hắn hiểu biết tính cách và tư cách làm người của Trương Kiện, hơn nữa lại có ý vun vào cho Hạ Tưởng. Sau khi quan sát một thời gian, cảm thấy Trương Kiện quả thực đáng tin cậy và cuối cùng cũng chấp nhận.
Trương Kiện cũng nhờ đó mà vô cùng cảm kích Hạ Tưởng.
Khâu Tự Phong và Mai Hiểu Lâm đều tỏ vẻ. Quà tặng của Khâu Tự Phong cũng là một bộ sách cổ quý hiếm ” Tứ Khố toàn thư ” dạng quyển trục rất cổ kính. Từ đó có thể thấy được sự quý giá vô cùng của bộ sách này. Món quà của Mai Hiểu Lâm có chút quái dị, là chiếc điện thoại di động đời mới. Là chiếc điện thoại cầm tay có số gắn luôn trên điện thoại. Nếu còn điện thoại là còn tồn tại số điện thoại.
Hạ Tưởng liền cười thầm, cô này có ý đừng có mà cắt đứt liên lạc đây. Chỉ cần đừng có mất điện thoại, cô nạp tiền vào điện thoại, thì đó là cách duy trì liên lạc vĩnh viễn giữa cô với Hạ Tưởng.
Những người khác hoặc nhiều hoặc ít cũng đều có biểu lộ. Điều làm Hạ Tưởng kinh ngạc là Phòng Ngọc Huy cũng tặng quà, mà thuộc loại quà quý hiếm. Đó là một cái cúp pha lê rất nổi bật.
Đó là một loại thủy tinh tự nhiên, rất là đẹp. Đặt nó ở trên bàn học cho mình một cảm giác đẹp mê lòng người. Hạ Tưởng nghĩ, Phòng Ngọc Huy đưa pha lê cho hắn có phải ý muốn nói là muốn hắn luôn trong sạch sao ?
Tiếp đó, Lý Đinh Sơn, Cao Hải, Phương Tiến Giang, Tần Thác Phu cũng đều có lễ vật đưa đến. Ngay sau đó, Trần Phong và Vương Bằng Phi cũng lần lượt đưa quà tặng đến. Lễ vật của Trần Phong là một bức bình phong, mặt trên bức tranh có bức vẽ của quan cư nhất phẩm quan các đời qua nhiều thế hệ. Hàm nghĩa thật sâu xa. Vương Bằng Phi tùy ý nhất. Không ngờ hắn đưa tới một cái ghế mây, Hạ Tưởng liếc mắt một cái nhìn qua là biết đó là loại ghế mây tốt nhất của phía Nam, tại thành phố Yến tuyệt đối mua không được, phó bí thư Vương cũng coi như có tâm.
Lễ vật của Thị trưởng Hồ không ngoài dự kiến của Hạ Tưởng. Là một bộ tranh chữ, trên ghi: “Cầm sắt hài hòa”. Tuy nhiên, điều khiến hắn hơi hơi giật mình chính là trên đó ghi rõ người viết là Hồ Tăng Chu.
Thị trưởng Hồ rốt cục đồng ý kí tên, Hạ Tưởng rất mừng rỡ. Nghĩ thầm rằng phần lễ vật này xem như là thu hoạch ngoài ý muốn, cũng chứng minh rằng thị trưởng Hồ đối với hắn không hề có hiềm khích, mà cũng không lo người ngoài suy nghĩ gì. Cuối cùng, Cao Tấn Chu, Tống Triêu Độ và Mã Vạn Chính cũng có lễ vật cho người đưa tới. Đương nhiên, lễ vật hoặc là một quyển sách, hoặc là một cái bút lông, lễ vật tuy nhỏ nhưng thể hiện tấm lòng. Làm cấp lãnh đạo tỉnh, có ý quan tâm là được rồi. Cho dù bọn họ chỉ cần gọi một cú điện thoại tới cũng đủ làm cho Hạ Tưởng vô cùng cảm kích.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |