– Muốn mời người khác đến làm việc cần phải lịch sự, phải chịu nhịn, phải dùng giọng điệu muốn thương lượng.
Chờ cho Hạ Tưởng cúi người ngồi vào trong xe xong, người hắn lập tức ngây ra.
Hắn không phải bị không gian rộng rãi ở trong xe làm cho kinh ngạc, mà là bị người quen ngồi bên trong mà hắn không bao giờ ngờ tới làm cho thất thần. Và cái người tóc trắng, làn da hồng hào đó chính là lão Cổ.
– Lão Cổ!
Hạ Tưởng ngạc nhiên kêu lên.
– Cái gì?
Cổ Ngọc kinh ngạc, há to miệng nói:
– Ông ơi, anh ta dám gọi ông là lão Cổ, vô phép tắc quá, thật là bực mình.
Lão Cổ đưa tay ra chặn muốn Cổ Ngọc không nói thêm nữa, rồi cười tủm tỉm nói với Hạ Tưởng:
– Tiểu Hạ, không ngờ chúng ta lại gặp mặt rồi. Tôi nhớ là cậu từng nói qua, cậu hi vọng là được gặp lại tôi mà. Sao nào, tôi thấy sau khi cậu thấy tôi rồi lại chẳng vui chút nào?
– Vui, vui chứ ạ.
Hạ Tưởng vội vã gật đầu, cười:
– Nhất thời bị kích động cháu chỉ thấy kinh ngạc. Chủ yếu là tinh thần không được chuẩn bị, cháu cứ cho rằng bác là người thành phố Yến, ở thành phố Yến, chứ không ngờ là bác lại ở Bắc Kinh.
– Cậu nói đến việc ở bệnh viện cán bộ cấp cao à?
Mặt lão Cổ vẫn tươi cười.
– Lúc đó tôi đến thị sát tỉnh Yến, sức khoẻ đôi lúc không được khoẻ, cuối cùng các nhân viên cấp dưới cứ bắt tôi phải vào phòng bệnh cấp cao nghỉ ngơi vài hôm. Hiếm khi họ được thể hiện lòng hiếu nên tôi ở đấy vài ngày. Vừa đúng lúc gặp cậu ở đó, đây coi như là duyên phận ta gặp nhau rồi.
– Thị sát?
Hạ Tưởng ngạc nhiên.
– Bác vẫn còn tại chức sao?
Lão Cổ khoát tay:
– Không làm nữa, về hưu rồi. Không làm quan thoải mái hẳn ra. Nói là thị sát thật ra là đi xem khắp nơi, là thói quen mất rồi. Thật ra bây giờ tôi chức gì cũng không phải, nói là thị sát thì không còn hợp nữa rồi.
– Có cái gì mà không hợp ạ?
Cổ Ngọc ngồi im một bên đã lâu, cuối cùng cũng được mở miệng.
– Với uy nghiêm của ông, đi đến đâu, quân khu nào bọn họ dám không kính nể ông mấy phần, gọi ông là Thủ trưởng ạ? Đâu có giống anh ta, gọi ông là lão Cổ, khó nghe chết được.
– Gọi lão Cổ hay đó, ông chính là muốn để tiểu Hạ gọi mình là lão Cổ vì cách gọi này đã nhắc nhở ông. Ông giờ là một ông già gần đất xa trời, không quan không chức, cũng giúp cho lòng ông nhẹ bớt đi nhiều, khiến cho ông giống như một ông lão bình thường, sống yên ổn với tuổi già.
Bây giờ Hạ Tưởng không cần hỏi cũng nghe ra được, lão Cổ là một vị lãnh đạo cao cấp nào đó trong quân đội, hiện đã nghỉ hưu. Nhưng trong quân đội không thể so sánh với địa phương. Ở trong quân đội, một vị lãnh đạo của một thời mà có uy danh, dù nghỉ hưu rồi thì vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến toàn cục.
– Lão Cổ, bác tặng cháu ngọc thạch quả thực quá quý giá, cháu nhận mà thấy mình không xứng đáng.
Hạ Tưởng nhân cơ hội nhắc đến đá Thọ Sơn.
– Tình hình manh động gần đây của Tỉnh uỷ tỉnh Yến bác cũng có biết đôi chút. Bác có đề nghị tiểu Hạ có thể suy nghĩ xem thế nào, không cần phải gấp gáp trả lời luôn đâu. Bác có lòng nhẫn nại đó.
Lão Cổ nghiêm mặt lại, khoát tay, không tiếp lời Hạ Tưởng về chuyện đá Thọ Sơn, vẻ mặt nghiêm túc:
– Chi bằng đến Bắc Kinh đi, ở bên cạnh bác một thời gian, tu tâm dưỡng tính cũng được, tích luỹ tinh thần cũng tốt, tóm lại là tránh xa cơn lốc xoáy chính trị ra.
Chẳng lẽ cục diện chính trị tỉnh Yến lại có sự chuyển biến nào nữa sao? Trong lòng Hạ Tưởng thầm ngạc nhiên, có điều nếu như lão Cổ đúng là giống như Cổ Ngọc nói, với kiểu đức cao vọng trọng trong quân đội, lời của ông ta chắc không phải loại vô căn cứ. Nhưng cục diện chính trị tỉnh Yến vừa mới đi vào thềm ổn định, không đáng lẽ lại có thêm biến cố nhân sự lớn nào nữa chứ, Bắc Kinh cũng không muốn thấy chính trị tỉnh Yến bất ổn. Đúng rồi, tình hình cục diện chính trị không phải hoàn toàn nằm ở vấn đề nhân sự. Vấn đề nhân sự chắc sẽ không có sự biến động nào lớn đâu, lẽ nào là tỉnh Yến sẽ điều chỉnh lại kết cấu kinh tế?
Lại liên tưởng đến khúc mắc giữa Bộ ngoại thương và tỉnh Yến, và việc điều hắn vào Bộ ngoại thương còn chưa được quyết định, Hạ Tưởng có cảm giác mơ hồ nắm được một manh mối, chính là Phó thủ tướng Hà không hài lòng với kết cấu sản nghiệp của nhiều tỉnh trong nước, muốn lấy tỉnh Yến làm thí điểm mở đầu.
Hành động bình thường nhất chính là Phó thủ tướng Hà sẽ tìm một cơ hội thích hợp, thị sát tỉnh Yến!
Đến lúc đó, dưới áp lực của Phó thủ tướng Hà, Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng sẽ phải đối mặt với vấn đề đứng về phía hàng ngũ nào. Nói là lốc xoáy cũng không có gì quá đáng, sơ suất một chút là tiền đồ có khả năng bị đứt đoạn. Là chấp hành ý chỉ của Phó thủ tướng, hay là cứ ôm chặt lấy tình hình trước mắt không chịu buông? Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng cũng sẽ phải đối mặt với hai lựa chọn khó.
Quán triệt chỉ thị tinh thần của Phó thủ tướng Hà, đẩy mạnh cải cách, tất thế sẽ phải đấu tranh gian khổ với thế lực bảo thủ ở tỉnh Yến. Thế lực bảo thủ tỉnh Yến luôn luôn là khổng lồ, và cực kỳ ngoan cố, về toàn thể thì chủ yếu là có quan hệ mật thiết với tính cách bảo thủ của người dân tỉnh Yến. Có khả năng sẽ thất thủ trước thế lực bảo thủ, bị thế lực đó chiếm được thượng phong. Còn nữa, trên Bắc Kinh số người ủng hộ phái bảo thủ tỉnh Yến cũng không phải ít. Có thể nói là thúc đẩy điều chỉnh kết cấu sản nghiệp sẽ phải gặp khó khăn trùng trùng điệp điệp, là lựa chọn quan trọng quyết định đến sinh mạng chính trị.
Nhưng nếu ngoài mặt thì vâng dạ nhưng lại không làm theo chỉ thị của Phó thủ tướng, cứ tiếp tục duy trì lối mòn bảo thủ như hiện tại đi một bước dừng ba bước, nếu nhỡ Phó thủ tướng Hà trong nhiệm kỳ tiếp theo lại gia nhập vụ viện, Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng vì chính sách bảo thủ của tỉnh Yến, dưới sự chỉ đạo đầy thủ đoạn mạnh mẽ của chính phủ nhiệm kỳ mới của Hà Đông Thần, e là tỉnh Yến sẽ không nhận được chính sách ưu ái và đầu tư của nhà nước chiếu cố tới. Tai họa ngầm lớn nhất chính là con đường chính trị của hai người sẽ phải đặt dấu chấm hết.
Đi về phía trước, khả năng sẽ là vực sâu ngàn trượng. Nếu giậm chân tại chỗ, rất có thể đất dưới chân bị sụt thì sẽ rơi vào trong động sâu.
Tiến về phía trước nguy hiểm, không tiến về phía trước cũng nguy hiểm. Chắc chắn Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng sẽ phải đau khổ khi đứng trước quyết định lựa chọn lớn này.
Nhưng càng lúc nguy hiểm, sẽ luôn luôn có thu hoạch lớn đi kèm. Hạ Tưởng lại một lần nữa phát hiện cơ may cực lớn, hắn quyết tâm thêm lần nữa, không thể rời xa tỉnh Yến. Trước khi lốc xoáy đến phải biết phát hiện ra điểm mấu chốt, phải bơi thành thạo mà chu toàn ở trong đó, từ đó tóm lấy thời cơ vừa chợt loé qua.
Một khi thành công rồi thì sẽ thu hoạch được sự báo đáp cực lớn mà khó có thể tưởng tượng nổi.
– Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình đằng sau, bác chỉ ngồi một chỗ thản nhiên tự đắc, nhìn chim sẻ bắt bọ ngựa đang rình bắt ve.
Cuối cùng Hạ Tưởng hiểu được tâm ý của lão Cổ, nhưng vẫn không rõ lắm, hỏi:
– Lão Cổ, với địa vị và quyền lực của bác, không cần phải cố sức kéo cháu về chỗ bác, không cần phải tặng cháu món quà lần trước.
Lão Cổ vẫn không nói gì, Cổ Ngọc lại nhảy ra cướp lời, nói:
– Ông tôi là do tính trẻ con, quá nhàn rỗi, nói là mỗi lần nhớ đến lúc nói chuyện với anh thì cảm thấy thoải mái, cho nên mới đùa với anh thôi. Tôi nói nhiều rồi, ông đã già, già rồi, thành ra như trẻ con. Ông còn lo anh không chịu đến. Thật ra chỉ cần ông nói một câu thì Tỉnh uỷ tỉnh Yến chắc chắn sẽ thả người, sau đó sắp xếp cho anh đến Cục quản lý sự vụ cơ quan nhà nước, cấp bậc không bị giáng đi, lương thì tăng lên, sống thoải mái. Hàng ngày chỉ cần nói chuyện với ông tôi, đi bộ, đánh cờ, công việc quá tuyệt rồi.
Giống như thư ký sinh hoạt của lão Cổ.
Hạ Tưởng cũng không lấy làm phản cảm khi làm thư ký đời sống cho lão Cổ, tiếp xúc với nhân vật cao cấp như lão Cổ một thời gian chắc chắn sẽ được lợi lớn, và mạng lưới quan hệ của hắn sẽ được tăng lên, tốt đẹp hơn. Năm đó Vũ Phái Dũng cũng từng có kinh nghiệm làm thư ký đời sống cho một vị lão tướng quân, sau khi quay về tỉnh Yến thì việc đó lại trở thành nguồn tài nguyên chính trị giàu có lớn nhất của hắn ta. Bức ảnh chụp chung với mấy vị lãnh đạo cấp trên ở Bắc Kinh được ông ta bày trên bàn làm việc, tạo ảo tưởng nhầm lẫn cho nhiều người, cho rằng hắn ta có hậu đài cứng sau lưng.
Và Hạ Tưởng cũng tin rằng lão Cổ điều hắn đến bên cạnh cũng là xuất phát từ lòng tốt. Hắn cực kỳ hiểu tâm lý của mấy người cao tuổi, từ Sử lão đến Cao lão, hắn đều được tiếp xúc qua nhiều nhân vật lừng lẫy một thời. Cho dù năm đó có ở trên đỉnh cao thế nào, thì khi già rồi, tâm tình sẽ tự có sự thay đổi lớn, không còn theo đuổi vinh quang người trước, kẻ sau nữa, mà là khao khát một cuộc sống nhàn hạ, thoải mái, nhẹ nhàng.
Có lẽ chính vì mối duyên tình cờ gặp mặt với lão Cổ, cư xử với ông ấy không phải là thái độ cung kính, mà là coi ông ấy như một người già có thể tâm sự, nói chuyện bình thường nên mới nhận được cảm tình của ông ấy.
Đối với một người không thiếu cái gì như lão Cổ, cái mà ông ấy cần nhất chính là một thư ký đời sống có thể đàm đạo, tâm sự. Không những chăm sóc sinh hoạt cho ông ấy mà quan trọng nhất chính là có một tiếng nói chung với ông, có thể nói chuyện ngang bằng với ông chứ không phải kiểu cảm giác vừa kính vừa sợ như vậy.
Kính sợ và tôn kính sẽ làm sản sinh ra khoảng cách giữa người với người. Người già luôn có một trái tim cô đơn, họ khao khát được nói chuyện trao đổi, chứ không phải là câu “Thủ trưởng” và người người hành lễ cúi chào.
Lão Cổ thấy Hạ Tưởng đang do dự, biết là hắn do dự nên cũng không miễn cưỡng, nên ngắt lời Cổ Ngọc:
– Với tiểu Hạ mà nói, có lẽ cậu ta thích cuộc sống rộng lớn, mạnh mẽ, ngày ngày ở bên cạnh ông già như ông thì quá vô vị và đơn điệu rồi. Ông không bắt ép người ta, dưa hái xanh sẽ không ngọt, cậu ấy không muốn đến thì ông cũng không nói lời khó nghe đâu.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |