Đó là một bức tranh phong cảnh. Trong bức tranh là một ông lão trong trời gió tuyết ngồi trên một con thuyền độc mộc trên một dòng sông cô quạnh một mình thả câu. Bức tranh rất ý nhị, núi xa xa mơ hồ, chỉ có hình ảnh ông lão là rõ ràng. Và còn có cả một trời hoa tuyết trắng càng làm nổi bật lên vẻ cô tịch thanh cao, cái tang thương cô độc của cõi đời.
Ở phía dưới còn có lời đề tặng chính là bài thơ “Giang tuyết” của Liễu Tông:
“Nghìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông.”
– Bức tranh vẽ cảnh câu cá một mình trong trời tuyết này thật đẹp. Nhưng ông lão mạo hiểm trời giá lạnh, một mình trong rừng núi sâu thẳm, hoa tuyết đầy trời chắc không chỉ là để câu cá mà là đang chờ đợi hy vọng. Cái ông lão câu chính là tâm trạng, thậm chí có thể nói là đang mua danh chuộc tiếng.
Hạ Tưởng không trả lời thẳng vào câu hỏi của Ngô Tài Dương mà đàm luận về bức tranh trên tường.
Ngô Tài Dương hiển nhiên là khách quen. Ông ta không cần quay đầu lại cũng đã biết bức tranh phía sau mình là bức tranh gì. Ông ta mỉm cười nói:
– Liễu Tông Nguyên vốn là bị giáng chức cho đi Vĩnh Châu, tâm trạng đương nhiên là không tốt lắm nên viết bài thơ “Giang tuyết” này. Trên thực tế là mượn cảnh đưa tình thôi, nhà văn nhà thơ mà lại. Tự nhận mình là có khí khái, có khí tiết nhưng chung quy lại một câu “Học văn hay võ giỏi cũng là phục vụ hoàng đế” mà thôi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Vĩnh Châu bây giờ thuộc Hồ Nam là một vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới, trong núi sẽ không có gió tuyết lớn như thế được. Nhưng cũng chứng tỏ một điều, ông ta không có đủ độ nhạy cảm chính trị, chính là vì ông ta không đứng vào đúng vị trí, không có ai trợ giúp ông ta cả.
Lấy ngày xưa nói ngày nay, nói đi nói lại, vẫn là vấn đề xếp hàng, Hạ Tưởng cũng cười:
– Có khi gió thổi, có lúc tuyết rơi, nhưng trong trường hợp thông thường thì có cả gió lẫn mưa. Gió và tuyết dường như hai thế lực nhưng cũng là trong anh có tôi, trong tôi có anh, không thể tách rời.
Ngô Tài Dương sửng sốt, lập tức lắc đầu cười:
– Có chút đạo lý. Nhưng có điều vẫn là nói xạo. Gió là gió, tuyết là tuyết, cho dù có gió tuyết xảy ra thì gió cũng có sức của gió, tuyết cũng có sức của tuyết. Làm sao lại nói chung với nhau được? Anh là gió thì chính là gió, là tuyết thì là tuyết, làm sao lại vừa có thể là gió vừa có thể là tuyết được?
Rồi lại giơ đũa lên ý muốn ăn cơm:
– Nghe nói, cậu và nhà họ Phó lại có dấu hiệu xích lại gần nhau?
– Cũng không hẳn. Chỉ là trong một việc thì có tiếng nói chung. Trên thực tế thì mâu thuẫn trước đây vẫn chưa được hóa giải.
Hạ Tưởng thưởng thức một món ăn. Không hợp với hắn lắm, không mặn không nhạt, vị không ra sao. Cách nấu có vẻ quá cầu kỳ, mất đi vị ngon vốn có.
– Chuyện về sơn Toàn Mỹ, cậu làm rất tốt, rất cao tay.
Ngô Tài Dương khen Hạ Tưởng, quả thật thì đó cũng là những lời nói thật lòng của ông ta.
– Giữa các phái đều đang cật lực bồi dưỡng cho người tiếp nối của mình. Bộ máy cấp tỉnh vừa mới điều chỉnh xong, bây giờ mọi người đều hướng ánh mắt đến những cán bộ thế hệ trẻ cấp sở. Cậu là một trong những cán bộ trẻ sáng giá cấp sở, Thủ tướng rất là thích cậu. Đặc biệt là rất hài lòng với công việc của cậu ở thành phố Lang. Nhưng ông cụ vẫn là cao tay hơn một bậc, đưa ra việc điều cậu đến thành phố Thiên Trạch, mở rộng cánh cửa cấp giám đốc sở cho cậu.
Nụ cười hiếm hoi của Ngô Tài Dương đột nhiên lại nở trên môi, từ mấy nụ cười của ông ta cũng có thể thấy được, thái độ của ông ta đối với Hạ Tưởng có sự đổi mới.
Ngô Tài Dương vừa mới lộ ra hướng đi, có ảnh hưởng rất lớn đến Hạ Tưởng.
Hạ Tưởng hiểu rõ rằng, mục đích Ngô Tài Dương gặp hắn hôm nay chính là muốn thám thính, là muốn hắn biểu lộ rõ thái độ. Giữa thế lực bình dân và thế lực gia tộc hắn cần chọn chỗ đứng cho mình. Hay nói cách khác giữa Thủ tướng và nhà họ Ngô thì hắn nghiêng về bên nào?
Thế lực gia tộc ở đây là thế lực gia tộc của bốn nhà mà nhà họ Ngô là đại diện. Tuy nói rằng giữa bốn nhà cũng có cạnh tranh mâu thuẫn, nhưng trong sự đối kháng cùng phái Bình dân hệ, Đoàn hệ, thì bốn nhà lại có lợi ích chung. Nói rộng ra, đến cấp cao, sự phân biệt giữa các hệ phái cũng không phải là sự phân chia đội ngũ đơn giản nữa, mà là sự kỳ thị của quan niệm lãnh đạo, là sự phân nhánh của hình thái ý thức.
Trong nước, cuộc cạnh tranh quan niệm lãnh đạo giữa cánh tả và cánh hữu chưa bao giờ dừng. Cánh tả có thiên hướng về công bằng và công chính, nhấn mạnh sự phối hợp tài nguyên xã hội. Cánh hữu chú trọng đến hiệu suất và tự do, nhấn mạnh năng lực và quan niệm khôn sống mống chết của cá nhân. Không thể nói được là phái nào tốt hơn, chỉ có thể nói là mỗi phái có ưu điểm khuyết điểm riêng. Nhưng luôn luôn xuất hiện nhân vật của cực hữu và cực tả, thì sẽ xuất hiện chủ nghĩa bảo thủ cánh tả và chủ nghĩa cấp tiến cánh hữu.
Trên thực tế, các nhà kinh tế học trào lưu chính trong nước hiện tại đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng của cánh hữu.
Cánh tả phát triển cực đoan, quá cường điệu chế độ công bằng phân chia tài nguyên xã hội, cũng là một sự công chính giả tạo. Bởi vì năng lực của mỗi người, cá tính không giống nhau. Áp chế cá tính cá nhân mà dùng quyền lực để mua sự công chính thì chính là cộng sản của thời cơm tập thể.
Cánh hữu phát triển đến cực đoan, quá cường điệu tự do và năng lực cá nhân mà coi nhẹ trách nhiệm xã hội mà mỗi người nên đảm nhận thì sẽ trở thành sự tự do giả tạo. Bởi vì tự do quá độ thì sẽ ngăn cản sự tự do của người khác cũng giống như nước Mỹ thúc đẩy cái gọi là dân chủ tự do. Dùng vũ lực để phủ định chính quyền quốc gia khác chính là một sự tự do giả tạo cực đoan và sự công chính dối trá.
Chế độ cực hữu, thông thường thể hiện ở chủ nghĩa tư bản quyền quý và đầu sỏ chuyên chính. Tình hình trong nước trước mắt còn chưa rõ ràng lắm. Qua mấy năm nữa, Hạ Tưởng biết rõ là, chủ nghĩa tư bản quyền quý trong nước đã bắt đầu ngóc đầu lên, sẽ có các chuyên gia có liên quan trực tiếp chỉ ra trong nước đã bước đầu đi vào thời đại chủ nghĩa tư bản quyền quý.
Nói cho cùng, hiện tại bốn đại gia tộc chính là cái nôi của chủ nghĩa tư bản quyền quý. Có thể nói một cách không khoa trương rằng tình hình trong nước trước mắt đang ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản quyền quý lớn mạnh. Ví dụ như quy mô con nhà quan, con nhà giàu mới nổi dần dần hình thành lên, ví dụ như những con cháu của những cán bộ càng ngày càng bị lên án thì vĩnh viễn là quan chức, con của nhà nghèo mãi mãi là khuyết điểm của chế độ của người nghèo, cứ thế mãi sẽ tạo nên sự đối lập của các giai cấp.
Xã hội một khi hình thành giai cấp, hình thành thế đối địch thì sự sụp đổ chẳng còn xa nữa.
Hạ Tưởng xuất thân nghèo khó, thừa biết rằng muốn dựa vào năng lực của một người bình thường muốn trèo lên cao thì đích thị là nói mớ. Không có chỗ dựa, không có hậu thuẫn phía sau, lại chẳng có ai tán dương thì trong chốn quan trường trong nước dù có năng lực đến mấy thì cũng chỉ là may áo cho kẻ khác. Đứng trên điểm xuất phát công chính, lập trường chính trị của hắn thực ra càng nghiêng về hệ bình dân.
Nhưng thế lực gia tộc cũng không phải là không có gì đáng để tiếp thu hơn nữa hiện tại đã ảnh hưởng mạnh đến trình độ chính trị, cũng chỉ có thể chứng tỏ trong nước có thổ nhưỡng sinh trưởng khác. Chỉ có thể hợp tác chứ không thể chèn ép bởi vì đã nó lớn thành một quái vật lớn mà không ai có thể đè nén được.
Dù là Hạ Tưởng trong lòng vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng hắn cũng ít nhiều có chút quan niệm chính trị của riêng mình. E rằng người có thể đồng thời giữ mối quan hệ tốt đẹp với thế lực bình dân và thế lực gia tộc thì chỉ có một mình hắn mà thôi. Dù là có điều kiện may mắn như thế nhưng bản thân hắn lạ có rất nhiều ưu thế, có rất nhiều tâm huyết, nhiều năng lực. Hắn hy vọng trên con đường chính trị về sau của hắn, có thể từ chỗ là điểm tựa giữa bốn gia tộc lớn đến chỗ trở thành điểm tựa giữa thế lực gia tộc do nhà họ Ngô dẫn đầu với thế lực bình dân do Thủ tướng dẫn đầu.
Hôm nay gặp Ngô Tài Dương, dùng một bức tranh sơn thủy để nói ra, cuối cùng vẫn nhắc đến vấn đề vị trí đứng ở đâu, Hạ Tưởng cũng hiểu rõ ràng rằng hắn phải đưa ra một câu trả lời xác thực cho Ngô Tài Dương nếu không thì sẽ có khả năng bị chân đạp ngã trên chính trị.
Bởi vì cuộc gặp hôm nay giữa hắn với ba nhà thậm chí bao gồm cả cuộc nói chuyện với Ngô Tài Dương tối nay thì đều đã đến tai Thủ tướng. Hơn nữa lại thêm lần này điều động hắn là bút tích của Ngô Tài Dương, Thủ tướng có phải có cách nhìn khác về hắn hay không, hắn vẫn không dám chắc.
Có một điều khiến hắn ảo não chính là chiều nay chỉ mãi lo ngủ, vẫn chưa kịp nói chuyện với lão Cổ, thám thính một chút về Thủ tướng.
Tuy nhiên, Hạ Tưởng trong nháy mắt vẫn hạ quyết tâm, hắn không phải là một người hay do dự dễ bị dao động. Bất kể là Thủ tướng có cái nhìn thế nào về hắn thì bây giờ hắn vẫn phải tiến gần đến nhà họ Ngô. Bởi vì cơ hội đã chín muồi rồi.
– Có lúc tôi muốn trực tiếp cảm ơn ông cụ, cảm ơn sự quan tâm của ông với tôi. Ông cụ lớn tuổi rồi. Về sau tôi cũng muốn thăm hỏi ông cụ nhiều hơn.
Hạ Tưởng đưa ra câu trả lời mà Ngô Tài Dương mong muốn
Ngô Tài Dương vừa lòng mỉm cười:
– Ông cụ cũng sớm muốn mời cậu đến làm khách. Chỉ là điều kiện vẫn chưa chín muồi. Hiện tại tôi thấy thời cơ đã thích hợp rồi. Trong dịp quốc khách sẽ sắp xếp một buổi tiệc. Cậu cũng đừng quay về thành phố Yến nha, ở Bắc Kinh này nghỉ lễ Quốc Khánh là được rồi.
Hạ Tưởng liền gật đầu đáp:
– Vậy được. Chắc là sẽ phiền đến Trưởng ban Ngô.
– Ha ha.
Ngô Tài Dương vui vẻ cười.
– Tài Giang cũng sắp về Bắc Kinh và cả Nhược Thiên nữa. Họ muốn nói chuyện với cậu. Năm nay phải có một kỳ nghỉ lễ quốc khánh náo nhiệt mới được.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường - Quyển 9 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 17/11/2017 22:36 (GMT+7) |