– Em đừng đùa nữa… ngã đấy – Huy nắm tay nàng, Tiểu Quỳnh vội rút lại.
– Em không sao… Con đường này, lúc trước chúng mình vẫn hay đi học nè Su Su.
– Ừm… Vào tháng Ba, hàng phượng tím nở rộ đẹp lắm, hoa rơi rải đầy mặt đường… ông thấy phượng tím bao giờ chưa? – Trúc Quỳnh hỏi tôi.
– Chưa… có giống phượng vĩ không?
– Không giống, hoa có màu lam tím, dạng hình ống… anh nhớ lúc trước, trước cổng trường mình cũng có cây phượng tím, bây giờ người ta trồng thành một hàng rồi đó – Huy nói với Tiểu Quỳnh.
– Tự nhiên nhắc chuyện xưa… Làm em nhớ thời đi học quá nè – nàng mỉm cười.
Thấy hai người càng nói chuyện càng tìm cảm hơn, tôi đâm bực bội. Nhân lúc câu chuyện lắng xuống, tôi vộn chen vào giữa hai người họ.
– Giờ đi đâu tiếp đây nhỉ?
– Mình đi xuống chợ nhé. – Tiểu Quỳnh mỉm cười.
– Đồng ý – tôi cười với nàng.
– Em định mua gì à? – Huy chen vào.
– Không… nhưng nếu thấy hay thì mua… nhanh lên Su Su – chị em Quỳnh tung tăng đi trước, để mặc hai thằng chúng tôi đang gầm ghè nhau.
“Sale off” – một tám biển bằng bìa cát tông được dựng bên cạnh kệ quần áo, tôi và Huy tháp tùng hai nàng phải chen chân đứng giữa một đám con gái, Tiểu Quỳnh lựa cho tôi một chiếc khăn choàng cổ, nàng vòng tay quàng chiếc khăn lên cổ tôi.
– Đứng yên để Quỳnh xem có hợp không… Đẹp đấy.
– Quỳnh thử cái mũ này đi… đội lên nào – tôi lấy cho nàng một chiếc mũ xinh xắn.
– Hi… vừa vặn nè… Cảm ơn nhé. – Nàng mỉm cười nhận lấy. Tôi thấy Huy cũng đang nhìn Tiểu Quỳnh và tôi đoán anh ta đang tiếc vì sao không phải là mình tặng chiếc mũ, ánh mắt hai thằng chạm nhau, anh ta quay đi nói gì đó với Trúc Quỳnh.
– Bao nhiêu vậy cô ơi? – Tôi rút ví, gọi cô bán hàng.
– Để Quỳnh trả chiếc khăn choàng – nàng mở chiếc bóp tiền.
– Khăn choàng 60 và mũ 40, tất cả là 100 nghìn. – Cô bán hàng vừa dứt lời thì một thằng chạy vụt qua giật chiếc bóp của nàng, Tiểu Quỳnh bất ngờ kêu lên ‘Ahh’, không chần chừ tôi rượt theo.
Thằng này chạy đến một chiếc xe máy bên đường đang chờ sẵn, tôi đoán là đồng bọn của nó, trước khi nó kịp ngồi lên xe, tôi đã tung một đá vào hông, thằng này vừa ngã xuống đường liền bật dậy, y như cái lò xo rồi cắm đầu chạy không khác gì một vận động viên điền kinh, tôi rượt muốn đứt hơi. Chạy được một đoạn xa, cả hai thằng đều mệt lử, nó ôm gốc cây đứng thở hổn hển, tôi lau mồ hôi rồi đi bộ lại chỗ nó, vừa đi vừa thều thào một cách khó nhọc.
– Đừng chạy nữa… tao… mệt lắm rồi… đưa cái bóp đây… rồi… về nhà ngủ cho khỏe.
– Đưa… đưa… cái b***… ngon thì rượt tiếp đi – nói xong, nó lại chạy tiếp.
– What the f***… Mày ăn gì mà chạy lắm thế – tôi cắn răng rượt theo.
Vài phút sau, nó chạy vào một con hẻm thì cụt đường, tôi thở phào, vừa mệt vừa tức cười.
– Chỗ nào không chạy… mày lại chạy vô đây… thông minh quá nhỉ. – Tôi lững thững bước lại gần, làm bộ bình thản, nhưng thực ra đã thủ sẵn, chỉ cần đủ gần là tung một cước nốc ao thằng này. Nó vội bỏ chiếc bóp vào túi áo khoác rồi đưa tay lên thủ thế.
– Mày ngon… mày nhào vô… vô đây.
Bước lại gần thì thấy thằng này chừng 17, 18 tuổi, tóc nhuộm vàng một bên, đang chuẩn bị nhào tới đập nó thì từ sau lưng, tiếng bước chân chạy xồng xộc tới, vừa ngoái đầu lại, một bàn chân xé gió bay qua, tôi kịp lách người né kịp, lùi lại sau, hóa ra là thằng đồng bọn. Tình thế bây giờ một chọi hai, một thằng rút con dao bấm dài chừng 7 – 8 phân, vung vài đường. Tôi bắt đầu thấy ớn hai thằng ranh con này, chưa biết thắng thua thế nào, chứ dễ dính một dao của nó lắm, định thần lại tôi liền hô lớn.
– Bớ bà con ơi… có cướp… có cướp. – Đáp lại tiếng kêu cứu của tôi là tiếng đóng cửa cái rầm từ một ngôi nhà bên cạnh.
– Tưởng gì… mày gọi đi… gọi đi… xem có ai giúp mày không? – Một thằng thách thức và cả hai bắt đầu tiến tới phía trước vài bước, tôi chợt lùi lại. Dù thế nào cũng phải lấy lại chiếc bóp cho Tiểu Quỳnh, tôi đưa chân tung một cước, nhưng hụt, hai thằng nhóc lùi lại.
– Minh – có tiếng gọi từ phía sau, là Huy, anh ta thở hổn hển chạy tới chỗ tôi – là hai thằng này à?
– Cẩn thận tụi nó chơi dao đấy. – Tôi nhắc Huy, vừa dứt lời, Huy nhào vô tung một đá vào tay thằng cầm dao, con dao bay vào tường, nghe ‘keng’. Không chần chừ, tôi bay vô tẩn thằng còn lại. Chỉ mất vài giây để chúng tôi làm hai tên cướp vặt đo ván, tụi nó ôm mặt nhăn nhó, rên rỉ.
– Mấy anh tha tụi em… em chót dại… không dám nữa.
– Này thì chót dại… học gì không học… lại học đi ăn cướp hả mày – vừa nói tôi vừa tát “chát… chát” vào đầu thằng nhãi, rồi lấy chiếc bóp. – Làm gì với tụi nó đây anh Huy?
– Đưa lên đồn công an – Huy đang định túm cổ thằng con lại thì nó với tay lấy con dao trên đường, vụt qua cái ‘xoẹt’ ngang tay Huy, anh liền lùi lại. Thừa cơ thằng kia đạp tôi một cái, rồi co dò chạy theo đồng bọn, tôi rượt theo được vài bước thì Huy gọi lớn.
– Bỏ đi Minh… kệ tụi nó.
– Anh có sao không? – Tôi chạy lại chỗ Huy, chăm chú nhìn vết rách trên áo khoác.
– Không sao – Huy cởi áo ra, thì một đường dài khoảng 3 cm trên cánh tay anh, nó bắt đầu chảy máy, Huy bịt lại.
– Kiếm gì cầm máu đã. – Tôi lo lắng định rút chiếc khăn trên cổ định buộc lại cho Huy thì anh ta ngăn lại.
– Không nên để Tiểu Quỳnh biết… mình không sao, giữ thế này được rồi, ra ngoài đường kiếm tiệm thuốc.
Một lúc sau, Huy được tiêm thuốc, khâu hai mũi rồi băng vết thương lại, cũng may không sâu lắm. Trên đường về, tôi hỏi Huy.
– Sao anh tìm được em?
– Mình rượt theo thằng xe máy rồi mất dấu… cũng hên là thấy xe nó dựng trước hẻm nên xông vào.
– Em cảm ơn, không có anh… chắc em bị tụi nó nện nhừ xương. – Tôi cười.
– Cậu dư sức đập tụi nó… học taekwondo lâu chưa?
– Sao anh biết?
– Không phải ai cũng thực hiện được cú đá đó… mình cũng học taekwondo mấy năm mà.
– Em học từ năm lớp 6… lên đại học thì không đi tập nữa.
– Khá đấy… có dịp tỉ thí một trận với mình nhé.
– Nhất trí.
– À… còn chuyện cánh tay, đừng nói gì với Mi Mi và Su Su… hai đứa nó lại lo lắng… rồi hỏi thăm tùm lum.
Sau nghĩ vài giây, tôi hỏi Huy.
– Sao anh lại không nói?
– Mình biết cậu nghĩ gì… nhưng không thích dùng cách đó, mình không bỏ cuộc dễ dàng đâu… Cậu đừng chủ quan… chúng ta sẽ cạnh tranh công bằng.
– Đồng ý – tôi đưa tay ra, như hai võ sĩ quyền anh trước trận đấu, chúng tôi cụng tay nhau.
Tám rưỡi, trời lạnh dần, trên con đường đến chợ, tôi và Huy nói với nhau khá nhiều, bỏ qua điểm chung không mấy dễ chịu là Tiểu Quỳnh, chúng tôi như tìm thấy người anh em thất lạc đã lâu. Sau vụ bị cướp, chẳng ai còn hứng đi chơi nữa, trời cũng bắt đầu lất phất mưa nên cả bọn quyết định về sớm, lúc vừa chia tay Huy ở cổng, vào đến nhà thì trời đổ mưa lớn. Tôi và Tiểu Quỳnh cùng nhìn ra cửa sổ, ánh mắt nàng vừa lo lắng vừa buồn. Mưa một lúc một to, từng dòng chảy dài trên cửa kính.
Bố mẹ Tiểu Quỳnh đi dự tiệc nên có thể về hơi trễ, trong nhà chỉ còn tôi, chị em Quỳnh và bà nội. Mọi người quây quần trong phòng khách xem ti vi, xem chán, tôi quyết định dạy bà nội một màn ảo thuật nhỏ, đến khi bà có thể đánh lừa được hai chị em Quỳnh thì trời dần tạnh, những giọt nước tí tách bên ngoài cửa sổ. Tiểu Quỳnh mở cây đàn, tặng chúng tôi một bản piano.
Nghệ sĩ không nói trước tên bản nhạc nên tôi cũng không thể viết vào đây, chỉ nhớ là nó nghe khá quen, mà tính tôi nghe nhạc có bao giờ để ý tên bài hát đâu. Bản nhạc buồn, nghe như mưa, như nước mắt ai đó đang rơi, mà có lẽ mưa hay nước mắt cũng là một, có ai từng nhìn thấy một người khóc trong mưa? Nốt nhạc cuối cùng bị tiếng sấm át mất, mưa trở lại, to hơn rồi bỗng dưng điện trong nhà phụt tắt, phải mò mẫm một lúc mới thắp được mấy ngọn nến trong phòng khách.
Chẳng biết Trúc Quỳnh nổi hứng thế nào mà đề nghị bà nội kể chuyện ma, giữa một đêm mưa gió, căn phòng lập lòe ánh nến, ôi… chưa nghe đã nổi da gà rồi. Lúc bà nội kể câu chuyện về cô gái áo trắng hay đứng bắt xe trên đèo Prenn hay cái bóng trắng đu đưa trong căn biệt thự ma thì bên ngoài tiếng gió khe khẽ rít, tiếng lá rì rào từ giàn tigon càng khiến không khí trông phòng đáng sợ hơn. Tiếng bà nội mỗi lúc một truyền cảm, Tiểu Quỳnh ôm khư khư lấy một tay bà còn tôi và Trúc Quỳnh ngồi hẳn xuống dưới tấm thảm, lạnh toát người.
– Người ta kể lại rằng, có những đêm trên con đường vắng gần căn biệt thự, cái bóng cô gái trong tà áo trắng thường bay lất phất trên ngọn cây… có khi núp sau những cây thông nơi cô treo cổ, như đang rình ai đó… Căn biệt thự ấy vì thế mà không ai dám lại gần, chứ đừng nói đến ở… Cách đây khoảng 30 năm, có ông bạn kể lại rằng, một đêm trời mưa, lại đang trên đường nên vào đó trú… đêm ấy khi đang ngủ, bạn bà nghe thấy tiếng cào vào tường nghe rít rít, tỉnh dậy, mở mắt ra thì không thấy ai cũng không nghe tiếng cào nữa… nhưng khi vừa nhắm mắt lại thì tiếng cào lại tiếp tục, càng to hơn… bạn bà he hé mắt thì thấy bóng một cô gái tóc tai rũ rưỡi, quần áo như bị ướt đang đứng tựa cửa nhìn chằm chằm, ánh mắt đỏ lòm, một tay cô ta cào mạnh vào tường, máu chảy xuống thành dòng… Vừa lúc tiếng sấm nổ vang, ông ấy bật dậy chạy ra ngoài, chạy một mạch mấy cây số xuống thành phố, phải đến tận sáng hôm sau mới dám quay lại cùng một người bạn để lấy chiếc xe đạp… ông ấy cưỡi chưa về đến nhà thì bị ngã xe, gãy chân, quá sợ ông ấy bán làm phế liệu luôn.
“Đùng… rầm” – tiếng sấm nổ lớn, Trúc Quỳnh giật mình ôm lấy tay tôi. Dù cố cựa mình, đẩy ra nhưng nàng vẫn giữ lấy, Tiểu Quỳnh thì ôm luôn bà nội từ nãy giờ, quả thực tôi cũng sợ mà chẳng có ai để ôm, không lẽ quay ra ôm Trúc Quỳnh.
– Mấy đứa còn muốn nghe nữa không?
– Chuyện mấy chục năm rồi còn sợ gì đâu chứ… hay bà kể chuyện khác đi – Trúc Quỳnh nói nhưng tay vẫn giữ lấy tôi và nép sát lại.
– À… gần đây bà nghe có chuyện này, ở khu phố dưới có cô gái vừa mất, vì sao mất thì có người đồn rằng bị bạn trai bỏ nên uống thuốc ngủ tự vẫn, có người thì bảo bị điện giật… Nhưng có điều lạ là từ ngày con bé nhà đó mất, người trong khu phố không dám đi về khuya nữa, ai cũng đi ngủ sớm, mấy cái đèn đường gần nhà đó thì tự nhiên cháy hết, thay cái nào thì chỉ vài bữa sau lại cháy… người trong gia đình đó không ở nữa, họ chuyển xuống sài gòn và đang rao bán căn nhà, có đêm người ta còn thấy một cái bóng trắng bay lơ lửng qua những ô cửa sổ rồi biến mất… có tiếng một con mèo tam thể thường kêu meo meo vào lúc nửa đêm nữa, người ta nói đó là con mèo của cô gái kia.
Tôi nhớ đến chuyện hôm qua gặp phải con mèo trên đường, tự dưng nổi da gà lạnh hết cả sống lưng, Tiểu Quỳnh quay lại nhìn tôi, nàng mếu máo. Bỗng nhiên có tiếng cổng mở, ánh đèn chiếu vào căng phòng tối làm cả ba đứa một pha thót tim, đến khi biết đó là bố mẹ hai nàng về thì tám phần hồn vía mới quay trở lại.
– Sao mấy đứa không mở đèn lên, để nhà tối om vậy? – Bác gái cởi áo mưa hỏi.
– Dạ mất điện mà mẹ. – Tiểu Quỳnh lên tiếng.
– Ủa… sao kỳ vậy… mấy nhà bên cạnh có điện mà.
– Dạ… sao ạ. – Tiểu Quỳnh run run, có lẽ câu chuyện vẫn còn ám ảnh nàng.
Trong căn phòng ngoài ánh sáng từ mấy ngọn nến sắp tàn hết thì phần còn lại của ngồi nhà tối om, trời vẫn rả rích mưa. Sau khi tôi và bác trai kiểm tra một lượt mấy cái CB và ổ cắm thì phát hiện phần nguồn cấp lấy từ gara bị chập điện, cháy gây đoản mạch và làm ngắt tất cả CB trong nhà. Thế là được dịp để tôi thể hiện kiến thức về môn điện dân dụng, trong lúc bác trai và Tiểu Quỳnh soi đèn, tôi hì hục mở bản điện, tháo vít, tuốt sợi dây này đến nối sợi dây khác, mất nửa tiếng thì đóng điện lại, căn nhà sáng trưng, xua tan bóng tôi đầy ghê rợn.
Tối đó tôi loay hoay mãi vẫn không đặt mình vào giấc ngủ, thế là quyết định gọi điện phá Tiểu Quỳnh, hai đứa thì thầm to nhỏ với nhau qua điện thoại, tất nhiên chẳng đứa nào dám nhắc đến chuyện kinh dị.
– Đang làm gì đấy? – Tôi hỏi nàng.
– Đang chuẩn bị sang phòng mẹ ngủ nè.
– Sao lại qua bên đó?
– Biết rồi còn hỏi.
– À… hiểu rồi… hì.
– Gọi Quỳnh có việc gì không?
– Không… nhớ Quỳnh nên gọi thôi.
– Xạo… mới gặp cách đây mấy phút mà nhớ rồi à.
– Nhớ thiệt mà… muốn chạy ngay sang phòng Quỳnh nè.
– Thách Minh dám đó… đang ở trong hang cọp… đừng có liều lĩnh kẻo toi mạng đấy.
– Ha ha… Có chuyện này Minh rất tò mò… sao Quỳnh lại thích Minh?
– Nếu biết vì sao thì Quỳnh đã không thích Minh nữa rồi… Nhiều người tán tỉnh Quỳnh có điều kiện tốt hơn Minh rất nhiều… Đẹp trai hơn Minh nè… Giỏi hơn Minh nè.
– Này… này… thừa cơ dìm hàng phải không?
– Hi… thì sao chứ… là Minh hỏi mà… Hứ… Thực ra ở Minh toàn khuyết điểm… mà khuyết điểm lớn nhất là rất ngốc.
– Nghe cũng logic mà… Người thông minh như Quỳnh phải kết hợp với một kẻ ngốc như Minh mới hợp chứ.
– Thôi đi ông… nói kiểu gì cũng được… Vậy còn Minh sao lại thích Quỳnh?
– Minh cũng không biết… Có thể là vì Quỳnh cũng ngốc.
– Gì hả… Đáng ghét.
– À… tại xinh nữa… mà Minh lại là tên háo sắc.
– Cái này thì quá chuẩn… cái đồ thấy con gái là mắt tươm tớp.
– Đó là bản năng ông trời ban cho con trai… đâu thể trách Minh được.
– Không biết… không biết… Nói vậy là nhìn ai Minh cũng thích à… Người đàn ông trong mộng của Quỳnh phải giống như ba… Minh làm sao thì làm.
– Mỗi người cũng phải có điểm riêng chứ… sao bắt Minh giống như ba Quỳnh được.
– Không biết đâu… kệ Minh… Hơ (nàng ngáp)
– Hì… Mà chẳng lẽ Quỳnh không nhìn ra ưu điểm nào của Minh sao… Nam tính nè… đôi mắt cuốn hút… mạnh mẽ nữa… hoàn toàn có thể làm ứng cử viên… alo… alo… này… ngủ rồi à… Ủa chưa tắt máy mà… Thật là ngủ nhanh vậy sao.
– … – bên kia im lặng.
– Này… Tiểu Quỳnh ngốc… anh yêu em… ngủ ngon nhé. – Tôi nói khẽ.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Tiểu Quỳnh |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 30/05/2019 03:38 (GMT+7) |